Theo kết luận thanh tra, toàn tỉnh Gia Lai còn 206 mỏ có trong quy hoạch nhưng chưa được cấp phép. Tuy nhiên, trong giai đoạn trên, UBND tỉnh phê duyệt bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản với 53 mỏ.
Theo kết luận từ Thanh tra Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 74 khu vực mỏ (đá xây dựng 16 mỏ, 39 mỏ cát, 8 mỏ đất san lấp, 9 mỏ đất sét, 2 mỏ than bùn).
Toàn tỉnh Gia Lai còn 206 mỏ có trong quy hoạch nhưng chưa được cấp phép. Tuy nhiên, trong giai đoạn trên, UBND tỉnh phê duyệt bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản với 53 mỏ.
Tính đến ngày 30/6/2021 (theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh), tỉnh Gia Lai có 7 đơn vị còn nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hơn 15 tỷ đồng.
Tại khu đất (ở xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa) nằm sát mỏ đất sét của Công ty CP Phú Bồn có khoảng 3,3 ha đất sét (chưa được UBND tỉnh cấp phép khai thác) đã bị khai thác trái phép. Trong đó, phần diện tích đất 9.167m2 đã bị Công ty TNHH MTV Hoàng Khánh khai thác; khoảng 2,4ha còn lại, bị khai thác từ nhiều năm trước để phục vụ thi công công trình xây dựng tại đây.
Dự án mỏ cát tai xã Ayun, huyện Chư Sê, sau khi được cấp phép đã không bán cát phục vụ xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn tránh qua thành phố Pleiku như kế hoach, mà bán cho các công trình xây dựng khác, thu lợi với số tiền lên tới hơn 611 triệu đồng (diễn ra từ năm 2018 đến 2020)…
Giai đoạn 2016-2020, công tác quản lý đầu tư công tại tỉnh này cũng bị chỉ ra có nhiều sai phạm, như chậm xây dựng văn bản công bố giá vật liệu gây khó khăn trong công tác lập dự toán các dự án đầu tư; chậm ban hành văn bản thực hiện công tác đấu thầu qua mạng…
Dự án cải tạo trụ sở Tỉnh uỷ Gia Lai xây dựng dự toán không sát nhu cầu sử dụng nên trong quá trình thực hiện, năm 2017 phải điều chỉnh quy mô làm tăng tổng mức đầu tư từ 25 tỷ đồng lên 43 tỷ đồng, gây lãng phí.
Dự án kênh tiếp nước Hồ Mnúi (xã Dun, huyện Chư Sê) đã chi cho công tác lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật, quản lý dự án nhưng không có hạng mục chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là thiếu trách nhiệm, dẫn đến dự án không triển khai thực hiện do khu vực thực hiện chưa giải phóng được mặt bằng.
Dự án Thuỷ lợi Djang (huyện Kbang), năm 2017, UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư thiếu thực tế, thiếu trách nhiệm, dẫn đến phải dừng thực hiện do khu vực dự án ảnh hưởng đến 4,3 ha rừng phòng hộ.
Việc phân bổ, bố trí vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 chậm, thiếu, giao thành nhiều đợt, chưa sát với thực tế dẫn đến trong giai đoạn phải điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 8 lần nhưng tổng số vốn bố trí vẫn còn thiếu so với kế hoạch được phê duyệt 1.518 tỷ đồng.
Đặc biệt, tình trạng phê duyệt các dự án đầu tư dàn trải nên việc triển khai vượt quá khả năng cân đối nguồn vốn, dẫn đến 32 dự án thuộc kế hoạch thi công chậm tiến độ, dở dang do thiếu vốn, phải chuyển sang giai đoạn 2021-2025 với tổng số vốn 1.931 tỷ đồng, có nguy cơ gây lãng phí ngân sách do biến động giá nguyên vật liệu, nhân công…
Trước hàng loạt sai phạm, tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai giai đoạn 2016-2020 bị Thanh tra Chính phủ yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nghiệm.
Ông Lương Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Gia Lai, cho biết Sở đã rà soát, cập nhật bổ sung các khu vực mỏ khoáng sản vào phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng số 539 khu vực mỏ. Cụ thể, có 5 khu vực mỏ đá ốp lát (tổng diện tích khoảng 68,81 ha), 94 khu vực mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường (tổng diện tích khoảng 1.135 ha), 86 khu vực mỏ cát xây dựng (tổng diện tích khoảng 842,69 ha), 309 khu vực mỏ đất san lấp (tổng diện tích khoảng 2.623 ha), 42 khu vực mỏ đất sét làm gạch (tổng diện tích khoảng 259,3 ha) và 3 khu vực mỏ than bùn (tổng diện tích khoảng 17,21 ha). Hiện tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra tại tỉnh. Thống kê, năm 2023, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã phát hiện, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 55 trường hợp khai thác khoáng sản trái phép, với tổng số tiền 561,15 triệu đồng; tịch thu 227,97 m3 đá cục, 11.695 viên đá chẻ, 149,85 m3 cát, 26 m3 đất san lấp, 1 tàu và 3 máy hút cát các loại. Từ đầu năm đến tháng 4/2024, UBND các huyện đã xử lý vi phạm hành chính 11 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản với tổng số tiền hơn 353 triệu đồng, tịch thu 77,6m3 đá bazan cục và 1.100 viên đá chẻ. |
Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành Thanh tra tỉnh Gia Lai đã triển khai 80 cuộc thanh tra hành chính tại 323 đơn vị, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và công tác đầu tư xây dựng; phòng, chống tham nhũng… Kết quả, 37 đơn vị có sai phạm về tài chính với tổng số tiền hơn 16,5 tỷ đồng. Trong đó, kiến nghị nộp ngân sách Nhà nước số tiền hơn 16,2 tỷ đồng, kiến nghị khác hơn 270 triệu đồng; kiểm điểm trách nhiệm đối với 10 tập thể và 82 cá nhân. Cũng trong 6 tháng đầu năm, thanh tra các sở, ngành đã tiến hành 149 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 159 tổ chức, cơ sở và 201 cá nhân về các lĩnh vực: Văn hóa, du lịch và quảng cáo, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản… Qua thanh, kiểm tra, đã phát hiện, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách Nhà nước hơn 400 triệu đồng tại 8 đơn vị. Ngoài ra, ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 71 tổ chức và 85 cá nhân vi phạm với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng. |
Minh Long
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…