Từ năm 1992 đến nay, đã có 777,22 ha rừng tại Lâm Đồng bị phá khi thực hiện 19 dự án đầu tư. Qua kiểm điểm trách nhiệm, 5 người là giám đốc, phó giám đốc, nguyên giám đốc, nguyên phó giám đốc Sở NN&PTNT đều nhận hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm”.
Ngày 18/12, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Sở qua các thời kỳ, liên quan đến kết luận thanh tra số 2094 và 2096 ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, thanh tra tỉnh Lâm Đồng chỉ ra từ năm 1992 đến nay, đã có 777,22 ha rừng bị phá khi thực hiện 19 dự án đầu tư, có trách nhiệm của lãnh đạo ngành nông nghiệp qua các thời kỳ.
Tại huyện Đức Trọng, từ khi các doanh nghiệp được thuê đất thuê rừng đến ngày 30/6/2019, có 17 dự án để xảy ra phá 677,56ha rừng, trong đó có 457,11ha thuộc 16 dự án chưa xử lý.
Tại huyện Lâm Hà, hai dự án của Công ty TNHH thương mại dịch vụ kinh doanh địa ốc Việt R.E.M.A.X (Công ty Việt Remax) và Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai để xảy ra phá 99,96ha rừng.
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, trách nhiệm để xảy ra mất rừng thuộc về doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng. Đa phần việc mất rừng xảy ra trong giai đoạn đầu các doanh nghiệp mới nhận bàn giao, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, bảo vệ. Nguyên nhân khác là do vai trò của chính quyền địa phương chưa giám sát và kiểm tra chặt chẽ tài nguyên rừng.
Năm 2013, Sở đã tổ chức họp Hội đồng kỷ luật, kiểm điểm trách nhiệm đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và các công chức có liên quan; kỷ luật với hình thức khiển trách 6 công chức, kiểm điểm phê bình 5 công chức khác.
Năm 2015 xử lý kỷ luật 3 công chức với hình thức cảnh cáo, khiển trách 4 công chức và kiểm điểm, phê bình rút kinh nghiệm 13 công chức.
Sở đã “tham mưu” cho UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định thu hồi 194 dự án với 29.676 ha đất rừng do doanh nghiệp triển khai chậm tiến độ, không tổ chức bố trí lực lượng quản lý, bảo vệ rừng; tạm ngưng thu hút đầu tư liên quan đến rừng và đất rừng…
Hiện Sở Tài chính đã xác định được giá trị khối lượng lâm sản bị thiệt hại của 15/16 doanh nghiệp. Tuy nhiên, mới có 5/15 doanh nghiệp nộp tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng trên 15 tỷ đồng.
Qua kiểm điểm trách nhiệm để mất rừng, 5 người là giám đốc, phó giám đốc, nguyên giám đốc, nguyên phó giám đốc Sở đều nhận hình thức “kiểm điểm rút kinh nghiệm”, gồm:
Hoàng Minh
Xem thêm:
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…