Theo Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam, Lễ hội Tịch điền được coi là “quốc lễ”, một lễ hội xuống đồng được tổ chức hàng năm sau Tết Nguyên đán với sự tham gia của Chủ tịch nước qua các nhiệm kỳ. Nhưng năm 2023, lễ hội vắng bóng quyền Chủ tịch nước.
9h mùng 7 Tết (ngày 28/1), tại cánh đồng thôn Đọi Tín, xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên tổ chức lễ hội Tịch điền năm 2023.
Lễ hội năm nay được tổ chức với quy mô địa phương, theo báo Dân Việt. Do đó, lễ hội “vắng bóng” quyền Chủ tịch nước là bà Võ Thị Ánh Xuân.
Người được chọn vào vai vua Lê Đại Hành để xuống ruộng đi cày cùng trâu là cụ ông Nguyễn Ngọc An ở thôn Linh Trung, theo báo Vnexpress.
Trước đó, Lễ hội Tịch điền hồi năm 2022, thời điểm ông Nguyễn Xuân Phúc còn giữ ghế Chủ tịch nước, truyền thông nhà nước đồng loạt đưa hình ảnh ông Phúc mặc áo nâu sậm, diễn cảnh cày ruộng cùng trâu. Trâu bị phun sơn vàng, nghi giả vện hổ, gây nhiều ý kiến trái chiều.
Trên trang Facebook cá nhân, nhà thơ Lưu Trọng Văn cho rằng hình ảnh Chủ tịch nước đi cày nhân lễ Tịch điền ở Hà Nam “không gây ấn tượng chút nào”, thậm chí là “phản cảm” với hình ảnh các “quan chức đứng quanh, phía sau là thềm sân ốp gạch men đỏ cùng con trâu vẽ vằn vện vàng”.
“Biết là ‘vua đi cày’ chỉ là diễn, nhưng tâm để vào việc cầu chúc nông dân mùa mới bội thu thì cách vẫn phải khác”, ông Văn viết.
Nhà văn Nguyễn Đình Bổn nêu ý kiến: “Trâu giả cọp!? Tôi thực sự không hiểu ý nghĩa sơn phết vằn vện trên lưng trâu này trong cái lễ gọi là tịch điền có ông Phúc cầm cày? Không lẽ sang năm vẽ con mèo, rồi các năm tới con rồng, con rắn, con ngựa… lên lưng trâu?”.
Sang năm 2023, cụ thể là ngày 18/1, ông Nguyễn Xuân Phúc bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026, bị thôi làm đại biểu Quốc hội khóa XV, vì “chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 Phó Thủ tướng, 3 Bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 Bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự”.
Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký thông báo về việc thực hiện quyền Chủ tịch nước đối với bà Võ Thị Ánh Xuân.
Theo báo chí nhà nước, Lễ hội bắt nguồn từ khi vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm Lễ Tịch điền (cày ruộng) vào mùa Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987). Kể từ đó, Lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại về sau thực hiện trang trọng, thành kính. Phần lễ Tịch điền có các nghi thức: rước trống, rước linh vị vua Lê Đại Hành từ chùa Long Đọi Sơn xuống chân núi và nhập với đoàn rước Thành Hoàng Làng cùng tổ nghề trống Đọi Tam dưới chân núi Đọi. Đoàn rước tiến về khu ruộng mà trước đây vua Lê Đại Hành đã đi cày đầu năm khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp. Tiếp đó là lễ bái yết Thần nông, cầu cho một năm mới mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh. Đặc biệt, nghi lễ cày tịch điền đã tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần nông, sau đó lão nông này đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày, theo sau vua là đoàn gieo hạt giống bao gồm đỗ xanh, lạc và thóc. Sau khi vua cày xong, các vị lãnh đạo địa phương và các lão nông xuống cày. |
Minh Long
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…