Việt Nam

Lo lắng hạ tầng điện Hà Nội không đủ đáp ứng “nhu cầu sạc” của xe điện theo tiến độ

Chỉ thị 20 áp lực lên ngành điện lực để giải quyết nhu cầu điện tăng vọt, về mạng lưới trạm sạc, quy trình quản lý việc sạc xe tại nhà sau 1/7/2026.

Sau 1/7/2026, xe máy không sử dụng xăng sẽ không được di chuyển trong nội thành. Ảnh minh họa xetaimydinh.edu.vn.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 12/7/2025 của  về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.

Theo đó, TP.Hà Nội sẽ tiên phong thực hiện các giải pháp, biện pháp để các tổ chức, cá nhân chuyển đổi phương tiện, lộ trình. Cụ thể như sau:

  • đến ngày 01 tháng 7 năm 2026 không có xe mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong Vành đai 1;
  • từ ngày 01 tháng 01 năm 2028 không có xe mô tô, xe gắn máy, hạn chế xe ô tô cá nhân sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong đường Vành đai 1, Vành đai 2;
  • từ năm 2030 tiếp tục mở rộng thực hiện trong đường Vành đai 3.

Hà Nội hiện có 8 triệu dân, chưa tính khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người từ các tỉnh, thành phố khác thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại đây. Hà Nội đang quản lý hơn 8 triệu phương tiện các loại, gồm 1,1 triệu ô tô và 6,9 triệu xe máy.

Với chủ trương chuyển đổi một lượng lớn phương tiện giao thông chạy xăng sang chạy điện trong một thời gian ngắn làm dấy lên lo ngại về quá tải hạ tầng điện phục vụ việc sạc xe điện.

Được biết, hiện nay Bộ Khoa học & Công nghệ vẫn đang “chủ trì xây dựng Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN)” về trạm sạc EV.

Bên cạnh đó, hệ thống điện tại khu vực trong vành đai 1 được đánh giá khá cũ và không đồng bộ. Vào những ngày nắng nóng cao điểm, cơ quan điện lực còn phải dùng các biện pháp cắt điện luân phiên. Giờ “đột ngột” phát sinh nhu cầu điện năng cho hàng triệu động cơ thì việc cân đối nhu cầu, đảm bảo hạ tầng truyền tải sẽ được cơ quan điện lực thực hiện như thế nào?

Một giả thiết về Hà Nội năm 2028. Nếu tất cả xe máy (7 triệu chiếc) và ô tô (1,5 triệu chiếc) chuyển sang điện và 90% cùng sạc giờ cao điểm (7–8h tối) thì, tổng công suất cần khoảng 21.150 MW, gấp hơn 2 lần công suất toàn bộ hệ thống điện miền Bắc năm 2023 trong giờ cao điểm. Và cần khoảng 11 nhà máy như Thủy điện Hòa Bình (1920 MW) để cấp đủ điện chỉ để sạc xe.

Bên cạnh đó, việc phát triển các trạm sạc tự phát, không theo quy hoạch tổng thể, không có quy chuẩn quốc gia có khả năng khiến hệ thống điện quá tải, trồi sụt, đẩy phụ tải tăng đột ngột,… Chưa kể thời tiết nắng nóng cực đoan, việc bảo đảm an toàn cháy nổ tại các điểm sạc điện, các điểm giữ xe là một mối lo giữa lòng thủ đô.

Nguyên Hương (t/h)

 

 

 

Published by

Recent Posts

EU sắp thông qua việc hạ giá trần dầu thô của Nga xuống 15% — Reuters

Các đại biểu của EU đang tiến tới gói trừng phạt lần thứ 18 nhắm…

46 phút ago

Ông Musk phản pháo vụ Epstein: ‘Hãy công bố hồ sơ như đã hứa’

Tổng thống Donald Trump vào ngày thứ Bảy (12/7) vừa qua đã bác bỏ “hồ…

2 giờ ago

Điện thoại thông minh: “ký sinh trùng” lớn nhất của thời hiện đại

Trong xã hội ngày nay, điện thoại thông minh không chỉ chiếm dụng phần lớn…

3 giờ ago

VinFast dẫn đầu lãi suất huy động trong đợt phát hành tháng 6

Tháng 6, HNX ghi nhận 144 đợt phát hành trái phiếu với tổng trị giá…

4 giờ ago

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ: Số lượng sinh viên quốc tế nhập học tăng chứ không giảm

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) tiết lộ dữ liệu mới nhất cho…

6 giờ ago

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ hơn 151 tỷ đồng cho gia đình chỉ sinh 2 con gái

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ hơn 151 tỷ đồng cho gia đình chỉ…

6 giờ ago