Trước tình hình hàng loạt trạm BOT bị cánh tài xế, người dân phản đối, Sở GTVT TP.HCM đã phối hợp các lực lượng chức năng lên phương án dự phòng như: phân luồng giao thông, tăng cường duy tu bảo dưỡng, làm hệ thống thu phí tự động,…
Ngày 16/1, ông Bùi Xuân Cường – Giám đốc Sở GTVT cho biết Sở cùng cơ quan ban ngành đã làm việc với các nhà đầu tư các dự án BOT trong khu vực thành phố nhằm xây dựng các phương án dự phòng trường hợp người dân phản đối việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại trạm BOT.
Theo ông Cường, giá dịch vụ sử dụng đường bộ tại các trạm BOT do TP.HCM quản lý hiện thấp hơn so với mặt bằng chung. Trong thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với nhà đầu tư cùng các đơn vị liên quan làm hệ thống thu phí tự động, xem xét chưa tăng giá vé đến năm 2020, tăng cường công tác duy tu, bảo dưỡng,…
Bên cạnh đó, thành phố cũng xây dựng các phương án dự phòng như: phân luồng giao thông, phối hợp lực lượng chức năng để bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự tại các trạm thu phí,…
Ngoài ra, ông Cường cũng thông tin thêm với 2 dự án BOT quốc lộ 22 (từ Ngã tư An Sương đi cửa khẩu Mộc Bài) và quốc lộ 1 (từ An Lạc đến giáp ranh Long An) sẽ phải tạm dừng để rà soát lại, tìm hình thức đầu tư khác phù hợp do Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu các dự án BOT chỉ áp dụng với các tuyến đường mới để bảo đảm về lựa chọn cho người dân chứ không thực hiện cải tạo, mở rộng các tuyến đường có sẵn.
Hiện TP.HCM có 9 dự án đang triển khai có thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, trong đó 7 dự án do thành phố quản lý và 2 dự án do Bộ GTVT quản lý.
Trong 7 dự án do thành phố quản lý, có 3 dự án đang tổ chức thu phí, gồm:
4 dự án đang triển khai đầu tư hoặc chờ hoàn chỉnh thủ tục để triển khai thu phí, gồm:
Đặc biệt, các dự án cầu Phú Mỹ; An Sương – An Lạc; xa lộ Hà Nội; cầu Bình Triệu 2; đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào khu công nghiệp Phú Hữu từng bị TTCP kết luận sai phạm với các lỗi như chỉ định thầu dù đơn vị này chưa có phương án huy động vốn, không xây dựng danh mục dự án, không thực hiện việc công bố danh mục hoặc thực hiện công bố chậm,…
TTCP kết luận UBND TP.HCM thiếu trách nhiệm trong công việc nên nhiều hợp đồng BOT, BT chưa đủ trình tự, thủ tục, điều khoản mâu thuẫn, sai quy định, tổng vốn đầu tư tăng sai dẫn đến thời gian khai thác thu phí hoàn vốn không đúng quy định; thiếu phương án huy động vốn, chưa đủ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn….
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành và TP.HCM xử lý tổng khoản tiền sai phạm theo kết quả thanh tra là 2.172 tỷ đồng.
Minh Long
Xem thêm:
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…