Categories: Thời sựViệt Nam

Năm 2022: Dự báo nắng nóng đến muộn; đề phòng nhiều cơn bão mạnh và phức tạp

Dự báo trong năm 2022, nắng nóng khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm và có khả năng không gay gắt cũng như không kéo dài. Trong năm có thể xuất hiện khoảng 10 – 12 cơn bão, trong đó có 4 – 6 cơn bão tác động trực tiếp đến đất liền.

Năm 2021, bão số 9 (RAI) là cơn bão mạnh nhất trong vòng khoảng 40 năm qua trên hệ thống quan trắc của Việt Nam. (Ảnh: vndms.dmc.gov.vn)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 3 đến tháng 5, bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng hoạt động trên khu vực Biển Đông.

Từ tháng 6 đến tháng 8, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông ít hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Trong thời kỳ dự báo, bão/áp thấp nhiệt đới tập trung vào khoảng nửa cuối tháng 7 sang tháng 8.

Năm 2022, có khoảng 10 – 12 cơn bão, trong đó có 4 – 6 cơn bão tác động trực tiếp đến đất liền.

“Trong năm 2022, cần đề phòng trường hợp có bão mạnh, với hướng di chuyển phức tạp do đây là năm trạng thái Enso sẽ chuyển pha trung tính nên có nhiều diễn biến khó lường”, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhận định.

Cũng theo ông Lâm, năm nay, nhiệt độ trung bình các tháng đầu và giữa năm có xu hướng xấp xỉ đến thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Các tháng cuối năm nhiệt độ có xu hướng ở mức xấp xỉ đến cao hơn TBNN cùng thời kỳ.

Trong năm 2022, nắng nóng khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình và có khả năng không gay gắt cũng như không kéo dài.

“Thông thường có thể cuối tháng 3, đầu tháng 4 sẽ có những đợt nắng nóng đầu tiên ở khu vực Nam Bộ và sau đó là Tây Bắc Bộ, nhưng năm nay chúng tôi nhận định có thể nắng nóng sẽ đến muộn hơn”, ông Lâm nói.

Về tình hình mưa, ông Lâm cho hay tổng lượng mưa 6 tháng đầu năm 2022 xu hướng xấp xỉ đến cao hơn TBNN.

Trong 6 tháng cuối năm 2022, lượng mưa có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt mưa nhiều hơn so với trung bình ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào tháng 7-9/2022 và từ tháng 9-11/2022 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Về xâm nhập mặn, ông Lâm cho biết dòng chảy thượng nguồn về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) suy giảm và thiếu hụt so với TBNN, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế gia tăng từ cuối tháng 1/2022.

Các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2, tháng 3; trên sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3, 4, sau giảm dần.

Theo báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, năm 2021, cả nước trải qua 841 trận thiên tai với 18 loại hình bao gồm động đất, mưa đá, dông, lốc, sét… cùng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên Biển Đông. Trong đó, miền Trung chịu ảnh hưởng trực tiếp của 4 cơn bão và 6 đợt mưa lũ lớn diện rộng.

Thống kê cho thấy thiên tai năm 2021 làm 108 người chết và mất tích, 95 người bị thương, thiệt hại kinh tế trên 5.200 tỷ đồng. Thiệt hại này giảm đáng kể so với năm 2020 (357 người chết và mất tích, thiệt hại gần 40.000 tỷ đồng).

Quý Bình

Quý Bình

Published by
Quý Bình

Recent Posts

Hàng giá rẻ Trung Quốc tràn lan, EU dự kiến áp phí với các kiện hàng nhỏ

EU có kế hoạch áp phí xử lý đối với hàng tỷ kiện hàng nhỏ…

31 phút ago

Quảng Trị: Kè chống xói lở 3,3 tỷ đồng hư hỏng nặng sau hơn một năm sử dụng

Chỉ sau hơn một năm đưa vào sử dụng, bờ kè 3,3 tỷ đồng tại…

33 phút ago

Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục lãnh đạo Tesla trong 5 năm tới

Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục lãnh đạo hãng sản xuất xe điện này…

40 phút ago

Bộ trưởng Y tế Mỹ đăng video chỉ trích WHO nhượng bộ Bắc Kinh

Ông Robert F. Kennedy Jr., Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh…

58 phút ago

Hơn 1 tấn lòng, mỡ, da trâu bò hôi thối bị phát hiện trên đường vận chuyển

Hơn 1 tấn lòng, mỡ, da trâu bò đang trong tình trạng phân hủy, bốc…

1 giờ ago

Biến động trong quân đội ĐCSTQ: Tin đồn một thượng tướng tự tử trong lúc bị giam giữ

Thượng Tướng Hà Hồng Quân, thuộc phe Tập Cận Bình, bất ngờ được cho là…

2 giờ ago