Dịch tả lợn châu Phi bùng phát khiến Hà Giang phải tiêu hủy 1.800 con lợn, Hà Tĩnh tiêu hủy 12 con, Đà Nẵng tiêu hủy 40 con.
Tại Đà Nẵng, quyết định công bố dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các xã thuộc huyện Hòa Vang năm 2024 vừa được ông Phan Duy Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang, ký, ban hành.
Cụ thể, vùng có dịch là xã Hòa Ninh và Hòa Phong; Vùng bị dịch uy hiếp là xã Hòa Phú, Hòa Sơn, Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Nhơn, Hòa Liên. Vùng đệm là xã Hòa Bắc, Hòa Châu và Hòa Phước.
Các xã công bố dịch được tính kể từ ngày trường hợp đầu tiên tại xã đó có kết quả xét nghiệm lợn dương tính với dịch tả lợn châu Phi.
Theo báo cáo của huyện Hòa Vang, nơi ghi nhận dịch tả lợn châu Phi sớm nhất là tại hộ ông H. (thôn Năm, xã Hòa Ninh) vào ngày 30/7 với hai con lợn chết trong đàn gần 30 con.
Ngày 5/8, hộ bà Đ. (thôn Dương Lâm 2, xã Hòa Phong) xuất hiện lợn chết không rõ nguyên nhân. Lực lượng chức năng đã kiểm tra và lấy mẫu, kết quả dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Ngày 6/8, hộ bà X. cùng thôn có một con lợn chết, đã được lấy mẫu gửi kiểm nghiệm nhưng chưa có kết quả.
Trong ngày 8/8, phát hiện thêm 2/24 con lợn chết không rõ nguyên nhân của hộ ông N. (thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong). Kết quả quả lấy mẫu xét nghiệm 2/2 mẫu dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Hiện chính quyền địa phương đã hỗ trợ 2.000 lít hóa chất sát trùng chuồng trại chăn nuôi (Benkocid) cho 11 xã bảo quản và sử dụng để vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Đến nay, giới chức địa phương đã tổ chức tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do bệnh tại 4 hộ gồm gia đình trên với tổng số 40 con lợn thịt, tổng trọng lượng tiêu hủy 1,193kg.
Tại Hà Tĩnh, ngày 9/8, ông Kiều Đình Công, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Yên (huyện Nghi Xuân), cho biết gia đình bà Phan Thị Hồng (thôn Yên Nam) đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, khiến 12/32 con bị mắc bệnh phải xử lý.
Tại Hà Giang, theo Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh, đến nay, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 6 huyện, thành phố trong tỉnh. Tổng số lợn đã tiêu hủy bắt buộc trên gần 1.800 con/270 hộ/65 thôn/21 xã/6 huyện, thành phố với trọng lượng gần 70.000 kg.
Các địa phương đã quyết định công bố dịch bệnh, thành lập các chốt kiểm dịch động vật tạm thời nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra khỏi khu vực. Hiện nay có tổng 5 chốt (Bắc Mê 03 chốt, Yên Minh 02 chốt) đang hoạt động.
Thời gian qua, tại huyện Quản Bạ, cơ quan chức năng đã xử lý 1 vụ vận chuyển lợn trong vùng dịch không có giấy tờ, với số lượng 12 con, trọng lượng 1.000 kg. Cơ quan chức năng đã xử lý tiêu hủy toàn bộ số lợn và xử phạt 4,5 triệu đồng đối với người vận chuyển.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh phối hợp với các huyện triển khai phun vệ sinh sát khuẩn các phương tiện ra, vào khu vực có ổ dịch.
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…