Categories: Thời sựViệt Nam

6/7 người tử vong trong vụ TNGT nghiêm trọng: Trách nhiệm quản lý bỏ ngỏ của ngành đường sắt

Theo công điện của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT yêu cầu Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua kiểm tra lại toàn bộ các điểm giao cắt giữa đường bộ – đường sắt, có biện pháp an toàn cho tất cả các đường ngang kể cả lối đi dân sinh.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng ngày 24/10, chiếc ô tô con bị tông nát. (Ảnh chụp màn hình/Otofun)

Công điện trên của Thủ tướng Chính phủ được gửi tới Bộ Công an, Bộ GTVT, UBND TP. Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia vào sáng ngày 24/10 sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa tàu hỏa và một ô tô con xảy ra vào khoảng 5h sáng cùng ngày, tại khu vực thôn Văn Giáp, xã Văn Bình (Thường Tín, Hà Nội).

Vào thời điểm trên, chiếc xe ô tô 5 chỗ mang BKS 30A-60225 vượt qua đường sắt tại Km 15+380 (khu vực thôn Văn Giáp) đã bị đoàn tàu SE2 chạy hướng Sài Gòn – Hà Nội tông mạnh vào sườn phải rồi bị đẩy đi một đoạn.

Chiếc ô tô con bị tông mạnh vào sườn phải rồi bị đẩy đi một đoạn. (Ảnh chụp video)

Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong, 1 người bị thương. Trong đó, 4 người trên xe tử vong tại chỗ; 3 người khác được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, một trong số 3 nạn nhân được đưa đi cấp cứu đã tử vong trên đường đến bệnh viện, một người khác được cấp cứu tại bệnh viện sau đó đã tử vong cùng ngày do vết thương quá nặng.

Nhiều người dân sống gần khu vực và những người đi đường vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn cho biết, họ nghe thấy một tiếng rầm rất lớn và tiếng phanh chói tai của tàu hỏa. Chiếc ô tô bị đâm nát, nhiều người văng ra ngoài, nằm bất động.

Bốn người đi trên xe ô tô tử vong tại chỗ. (Ảnh chụp video)

Vụ tai nạn đã khiến chiếc xe ô tô bị hư hỏng nặng; đầu máy 930 bị gãy 3 vòi hãm, cong bậc lên xuống; 1 cột tín hiệu cảnh báo tự động bên phải hướng tàu chạy bị gãy và làm ách tắc chính tuyến 44 phút, chậm tàu 62 phút.

Quan sát tại hiện trường vụ tai nạn cho thấy, khu vực đường ngang dân sinh qua đường tàu có cột đèn báo, có chuông báo tự động và có thanh chắn ngang.

Tuy nhiên, thanh chắn ngang tại vị trí vụ tai nạn do một doanh nghiệp gần đó tự lắp đặt và thuê một người đàn ông trực. Thời gian làm việc của người gác thanh chắn này chỉ từ 7 – 11h sáng và từ 13h – 19h. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, người gác chắn không ở đó nên thanh chắn không được hạ xuống để cảnh báo người tham gia giao thông.

Về nguyên nhân ban đầu của vụ TNGT nghiêm trọng, Tổng công ty đường sắt Việt Nam xác định là do lái xe ô tô không chú ý khi đi qua đường sắt. Theo Tổng công ty, đây là đường ngang được phòng vệ bằng thiết bị cảnh báo tự động, tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn, thiết bị hoạt động bình thường.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã giao Công ty Cổ phần Đường sắt Hà Ninh sắp xếp nhân lực trực 24/24h để đảm bảo ATGT đường sắt tại đây.

Hải Linh

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

53 phút ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

1 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

2 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

5 giờ ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

6 giờ ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

6 giờ ago