TP.HCM sẽ thu phí vào trung tâm giờ cao điểm (phí kẹt xe) ở quận 1 và một phần quận 3 trong giai đoạn đầu trước năm 2030.
Ngày 9/8, UBND TP.HCM có tờ trình gửi Bộ Xây dựng về thẩm định, phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Theo đồ án, TP.HCM sẽ thu phí kẹt xe ở khu vực trung tâm (quận 1 và một phần quận 3) trong giai đoạn đầu trước năm 2030.
Sau đó, TP mở rộng khu vực thu phí đến trong vành đai trong của hệ thống Metro khi các tuyến số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 hoàn thành ở khu vực trung tâm và đưa vào hoạt động.
Trong khu vực trung tâm, thành phố cung cấp các bãi giữ xe công cộng (bãi tập trung, hoặc bố trí dọc một số tuyến đường) và các bãi giữ xe trong các trung tâm thương mại hoặc các tòa nhà thuộc sở hữu cá nhân.
Tất cả các bãi giữ xe trong khu vực trung tâm bắt buộc có thu phí theo giờ và số lượng chỗ đỗ được quản lý và quy định nghiêm ngặt với mức hạn chế dưới mức 50-70% theo quy định của quy chuẩn.
Các loại hình Park&Ride (bãi đỗ xe cho người tham gia giao thông công cộng) được tổ chức tại các điểm đầu các tuyến Metro, bố trí kết hợp tại các bến xe liên tỉnh, các điểm giao cắt giữa các tuyến Metro với Vành đai 3 và trong bán kính khoảng 4km quanh Vành đai 3.
Khu vực trong Vành đai 2 không bố trí loại hình Park&Ride, mà khuyến khích bố trí loại hình giao thông xanh gồm các tiện ích các bãi đỗ xe và điểm sạc cho phương tiện thân thiện môi trường phục vụ cho các hành trình đầu – cuối, bố trí điểm đỗ xe cho các phương tiện chia sẻ.
Các bến xe buýt trung chuyển với quy mô 1-2ha được bố trí tại các trọng điểm phát triển của đô thị. Các bến xe buýt hiện hữu được giữ lại và quy hoạch thành các điểm trung chuyển xe buýt công cộng.
Tại họp báo hồi tháng 5/2024, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết đang hoàn chỉnh báo cáo trình UBND TP chấp thuận việc xây dựng đề án “Thu phí xe ôtô lưu thông vào khu vực trung tâm TP.HCM”.
Theo Sở GTVT TP, việc thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm sẽ tác động đến tình hình giao thông, nhu cầu lưu thông của nhân dân và nhiều khía cạnh của xã hội.
Do đó, đề án sẽ được nghiên cứu kỹ, tham vấn các đơn vị chức năng và các chuyên gia đầu ngành và thực hiện phản biện xã hội để đưa ra các giải pháp chi tiết.
TP.HCM đang quản lý gần 9,5 triệu xe ôtô và xe máy. Nếu đem toàn bộ số phương tiện này ra xếp trên mặt đường thì cần có hai lần diện tích mặt đường hiện nay.
Lượng phương tiện ở TP.HCM tăng trung bình mỗi năm 6,5%, trong khi diện tích mặt đường chỉ tăng 0,2%. Trong đó, diện tích mặt đường khu vực nội đô TPHCM không tăng trong 5 năm qua.
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…