Cầu Thủ Thiêm 1 được đề xuất đổi tên thành cầu Thủ Thiêm. Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ được đổi tên thành cầu Ba Son.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức ngày 16/11 ký văn bản số 4239 đề nghị Bộ VH-TT&DL xem xét, có ý kiến về việc đặt tên hai cây cầu bắc qua sông Sài Gòn.
Theo đó, giới chức thành phố đề xuất đặt tên “Thủ Thiêm” cho cây cầu nối từ đường Ngô Tất Tố, đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức), tên gọi hiện nay là cầu Thủ Thiêm 1.
Cầu này khánh thành vào năm 2008, có chiều dài 1,2km. Tổng kinh phí xây dựng cầu là 1.450 tỷ đồng.
Giới chức thành phố cũng đề xuất đặt tên “Ba Son” cho cây cầu nối từ đường Tôn Đức Thắng (quận 1) đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức ), tên gọi hiện nay là cầu Thủ Thiêm 2.
Công trình được xây dựng vào năm 2015 và hoàn thành sau bảy năm thi công, khánh thành và đưa vào sử dụng vào cuối tháng 4/2022 vừa qua. Công trình có chiều dài gần 1.500 m, được xem là biểu tượng mới của TP.HCM, tổng vốn đầu tư 3.100 tỷ đồng. Cầu Thủ Thiêm 2 nằm ngay vị trí hãng tàu Ba Son (ngày xưa và bây giờ), một địa danh lịch sử của Sài Gòn – TP.HCM.
Báo chí nhà nước thời gian qua phản ánh gần chục vị trí trên mố, trụ cầu Thủ Thiêm 2 tại hai nhánh qua quận 1 xuất hiện nhiều hình vẽ được sơn màu đen và đỏ nguệch ngoạc, theo kiểu graffiti (vẽ tranh đường phố). Ngay vị trí lối cầu thang bộ lên xuống cầu có hình vẽ tựa mặt người màu trắng rộng khoảng 3 m2. Trên cầu, hai đoạn đầu dây văng cũng bị bôi bẩn với kiểu tương tự. Không chỉ vậy, đường đi bộ lên cầu cũng ngập rác thải. Xung quanh các trụ và cột điện thắp sáng của cây cầu bị dán nhiều tờ rơi, khiến nơi đây trở nên nhếch nhác. Ngoài ra, 44 nắp chắn rác, mỗi nắp trị giá gần 1,2 triệu đồng, được làm bằng gang có đường kính 20 cm, cũng bị mất trộm… Trước tình trạng trên, Sở GTVT đã kiến nghị lắp đặt bổ sung camera giám sát; sử dụng các loại sơn chuyên dụng, đặc biệt chống dính bề mặt nhằm hạn chế tình trạng sơn vẽ, quảng cáo và đảm bảo an toàn, mỹ quan đối với các công trình cấp đặc biệt hoặc quy mô lớn như: Cầu Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2, cầu Bình Lợi, cầu Sài Gòn, cầu Sài Gòn 2, cầu Tân Thuận 1, cầu Tân Thuận 2… |
Trước đó, Sở VH-TT TP.HCM đã có văn bản gửi Thường trực UBND TP xem xét đặt tên 4 cầu Thủ Thiêm.
Cụ thể, Sở đề xuất cầu Thủ Thiêm 1 dự kiến đặt tên Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 2 đặt tên Ba Son, cầu Thủ Thiêm 3 đặt là Thủ Ngữ và cầu Thủ Thiêm 4 đặt là Bến Nghé.
Cầu Thủ Thiêm 3 có tên dự kiến là Thủ Ngữ. Đây là tên gọi tắt của cột cờ Thủ Ngữ tại khu vực ngã ba rạch Bến Nghé giao sông Sài Gòn, đối diện Bến Nhà Rồng. Thủ là giữ, ngữ là án ngữ. Thủ Ngữ tức là cột cờ này án ngữ ngay lối đường thủy ra vào với chức năng báo hiệu cho tàu bè. Cây cầu này hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, chưa được triển khai. Theo quy hoạch, cây cầu này sẽ nối khu đô thị mới Thủ Thiêm với quận 4.
Cầu Thủ Thiêm 4 được đặt tên dự kiến là Bến Nghé. Đây là một địa danh của Sài Gòn – Gia Định xưa. Tên gọi này để chỉ một bến thuyền ở Sài Gòn, và còn là tên của một rạch nước nhỏ, nơi người dân qua lại tấp nập. Cầu Thủ Thiêm 4 là công trình trọng điểm nối TP. Thủ Đức với quận 7. Dự kiến dự án này được chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2022 – 2023.
Các tuyến đường Hồng Hà, Bạch Đằng, Đặng Văn Sâm và Nguyễn Thái Sơn, thuộc các quận Phú Nhuận, Gò Vấp và Tân Bình vừa được Sở GTVT TP.HCM đề xuất đổi tên.
Lý do được Sở này đưa ra là nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý đô thị, quản lý đường bộ cũng như việc lưu thông của người dân.
Theo đó, đường Bạch Đằng: Đặt tên “Bạch Đằng” cho đường số 1 bằng cách đổi tên đường Nguyễn Thái Sơn (quận Gò Vấp), đoạn từ bùng binh Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187 Bạch Đằng; đổi tên đường Bạch Đằng 2 đoạn từ hẻm 187 Bạch Đằng đến ngã tư Bạch Đằng 2 – Hồng Hà đồng thời đặt tên mới cho đoạn chưa đặt tên thuộc dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (đoạn từ nút giao Bạch Đằng 2 – Hồng Hà đến đường Trường Sơn). Điểm đầu là bùng binh Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn và điểm cuối là đường Trường Sơn.
Đường Hồng Hà: Đặt tên “Hồng Hà” cho đường số 2 bằng cách giữ nguyên tên đường Hồng Hà đoạn từ đường Trường Sơn đến số nhà 31-33 Hồng Hà và đặt tên mới cho đoạn chưa đặt tên thuộc dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài (đoạn từ số nhà 31-33 Hồng Hà đến vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn). Đường Hồng Hà có điểm đầu là đường Trường Sơn và điểm cuối là bùng binh Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn.
Đặt tên mới cho đường số 3 bằng cách đổi tên đường Bạch Đằng 1 (đoạn từ hẻm A75 Bạch Đằng đến ngã ba Bạch Đằng 2 – Hồng Hà) và đường Hồng Hà (đoạn từ ngã ba Bạch Đằng 2 – Hồng Hà đến đường Bùi Văn Thêm), thuộc hai quận Tân Bình và Phú Nhuận). Đường mới này có điểm đầu là hẻm A75 Bạch Đằng và điểm cuối là đường Bùi Văn Thêm.
Đường Nguyễn Thái Sơn: Điều chỉnh giới hạn đường Nguyễn Thái Sơn, đoạn từ vòng xoay Nguyễn Kiệm – Nguyễn Thái Sơn đến hẻm 187 Bạch Đằng nhập vào đường Bạch Đằng.
Đường Đặng Văn Sâm: Điều chỉnh giới hạn đường Đặng Văn Sâm, bổ sung đoạn dọc tuyến mương Nhật Bản từ tường rào công viên Gia Định đến hẻm A75 Bạch Đằng.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.