Categories: Thời sựViệt Nam

TP.HCM thiệt hại hơn 138.000 tỷ đồng mỗi năm do ùn tắc giao thông

Với quy mô hơn 10 triệu dân, mức độ tắc nghẽn tại TP.HCM vẫn được đánh giá nghiêm trọng so với các đô thị lớn trên thế giới, gây thiệt hại hơn 138.000 tỷ đồng.

Với quy mô hơn 10 triệu dân, mức độ tắc nghẽn tại TP.HCM vẫn được đánh giá nghiêm trọng so với các đô thị lớn trên thế giới, gây lãng phí 6 tỷ USD mỗi năm. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)

Ngày 12/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có buổi làm việc với UBND TP.HCM liên quan đến vấn đề phát triển vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của thành phố.

Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Phan Công Bằng cho biết thống kê các chỉ số về giao thông tại thành phố nằm trong khoảng 25-30% của cả nước.

Ông lấy dẫn chứng sản lượng cảng biển chiếm 26% sản lượng hàng hóa cả nước với 174 triệu tấn; lưu lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất là 41,1 triệu lượt/năm, đạt khoảng 25% cả nước; lượng đăng ký phương tiện giao thông khoảng 8,7 triệu, tương đương 26% cả nước. “Điều này dẫn đến áp lực hệ thống giao thông rất lớn và ùn tắc nghiêm trọng tại TP.HCM”, ông nói.

Trong năm 2020, thành phố có 18 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, tập trung tại khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, khu vực cảng Cát Lái, khu vực trung tâm và cửa ngõ. Kết quả khảo sát tại khu vực cửa ngõ, trung tâm và cảng hàng không cho thấy lưu lượng giao thông tại các giao lộ đã tiệm cận và vượt khả năng thông hành của giao lộ.

“Với tình trạng ùn tắc giao thông hiện nay, mỗi năm TP.HCM thiệt hại khoảng 6 tỷ USD (hơn 138.000 tỷ đồng)”, ông Bằng cho hay.

Tình trạng kẹt xe tại TP.HCM và khu vực Đông Nam bộ được lãnh đạo Sở GTVT lý giải do quy hoạch giao thông mới đầu tư giai đoạn 1, liên kết còn thiếu và gặp nhiều khó khăn, nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Khu vực này chưa có hệ thống vành đai hoàn chỉnh, các tuyến quốc lộ, nút giao quan trọng cũng chưa được đầu tư, mở rộng.

Ngoài ra, các loại hình vận tải như đường sắt, đường thủy cũng chưa được quan tâm đúng mức, luồng tuyến giao thông thủy không đồng cấp, nhất là về độ sâu.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đánh giá ách tắc giao thông đang là cản trở lớn nhất đối với sự phát triển của TP.HCM.

Ông Dũng dẫn chứng thành phố Manila đóng góp tới 30% GDP của Philippines, nhưng vấn đề ách tắc giao thông đã làm giảm khoảng 8% GDP của quốc gia này. Bangkok (Thái Lan) đã làm 30 năm nay vẫn chưa xử lý xong được tình trạng ùn tắc giao thông. “TP.HCM cần bắt đầu giải quyết vấn đề này sớm”, ông nói.

Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi cũng nhận định tắc nghẽn giao thông đang tác động lớn tới sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, theo ông, giải pháp giao thông công cộng như xây dựng các tuyến metro như hiện nay chỉ làm rời rạc thì đến năm 2045 cũng chưa xong, mà có xong thì cũng không thể phát hiện hiệu quả.

Theo thông tin giới chức thành phố, hiện TP.HCM đang có kế hoạch xây dựng và đang cho xây dựng tổng cộng 8 tuyến metro.

Theo sơ đồ các tuyến metro TP.HCM, tổng các tuyến tàu ngầm này có chiều dài là 169 km, bao gồm 1 tuyến xe điện dài 12,8 km và 2 tuyến đường ray đơn dài 43,7 km.

Hiện đã có hai tuyến metro đang được xây dựng là tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối tiên và tuyến metro số 2 Bến Thành – Tham Lương.

Mối lo TP.HCM thành đô thị tắc nghẽn nhất Đông Nam Á

Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, trong khoảng 20 năm qua, tốc độ phát triển giao thông ở vùng Đông Nam Bộ rất chậm so với tốc độ phát triển kinh tế. Từ đó, kéo theo tốc độ tăng trưởng kinh tế ở vùng Đông Nam bộ ngày càng chậm lại.

Trong đó, TP.HCM là một đô thị lớn nhất cả nước nhưng tất cả cửa ngõ của thành phố hiện nay đang ách tắc. Điều này cho thấy TP.HCM đang thiếu những tuyến đường cao tốc kết nối trung tâm thành phố và kết nối với các tỉnh thành trong khu vực. Trung tâm TP.HCM cũng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Đồng thời cũng thiếu những tuyến đường trục Bắc – Nam, Đông – Tây mang tính chất đường chính để đáp ứng nhu cầu hiện tại.

“Nếu tình hình này không giải quyết được thì chắc chắn TP.HCM trở thành một đô thị tắc nghẽn nhất Việt Nam, có thể cả trong khu vực Đông Nam Á”, ông Thể nhận định.

Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng cần tập trung toàn bộ nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông cho khu vực Đông Nam Bộ; đồng thời đề nghị TP.HCM phối hợp với Bộ Quốc phòng nâng cấp sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để giải quyết tình trạng quá tải; sớm khép kín tuyến đường vành đai 2; hoàn thành vành đai 3…

Kim Long

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

2 phút ago

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

59 phút ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

1 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

2 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

3 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

3 giờ ago