(Ảnh minh họa: aodaodaodaod/Shutterstock)
Dữ liệu thông tin cá nhân của người dùng Internet tại Việt Nam phải được nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trong nước, theo quy định được nêu trong Nghị định 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng mới được ban hành hôm 15/8 vừa qua và có hiệu lực kể từ ngày 1/10 tới đây.
Cụ thể, theo điều 26 và điều 27 của Nghị định trên, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những thông tin sau tại Việt Nam (hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định):
Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019) thì các doanh nghiệp nêu trên khi có các hoạt động sau phải thực hiện lưu trữ dữ liệu theo quy định:
Bên cạnh đó, Nghị định 53 cũng quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; đồng thời thông báo cho các cơ quan liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định, các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thời gian đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đến khi doanh nghiệp không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp tại Việt Nam.
Được biết, Google và Facebook đều đã thuê máy chủ tại Việt Nam, và Việt Nam không phải là nước duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước. Cách đây vài năm, việc Google, Facebook có đặt máy chủ tại Việt Nam hay không từng là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Trung tâm xử lý dữ liệu luôn là bài toán lớn và cần được tối ưu thường xuyên với các công ty công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu người dùng lớn như Facebook và Google.
Phan Anh
Lãnh đạo phe cánh hữu Tập hợp Quốc gia Marine Le Pen thề sẽ đấu…
Hôm 1/4, SoftBank Group thông báo sẽ đầu tư tới 40 tỷ USD vào công…
Trung Quốc tuyên bố bắt đầu tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung…
Ông Donald Trump tuyên bố rằng ông “không nói đùa” khi đề cập đến khả…
Các bệnh viện ung thư ở Bắc Kinh, Thượng Hải và nhiều nơi khác ở…
"Số phận của các thiên thần nổi loạn" là một kiệt tác hội họa mô…