Ngày 2/8, cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi sẽ đưa vào sử dụng 65 km đầu tiên đoạn Túy Loan (Đà Nẵng) – Tam Kỳ (Quảng Nam) thuộc Km00–Km65 với mức phí từ 20.000 đồng đến 380.000 đồng/lượt (tùy từng loại xe).
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa ban hành mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, đoạn Túy Loan (Đà Nẵng) – Tam Kỳ (Quảng Nam) (Km00- Km65), giai đoạn khai thác tạm 65 km do VEC quản lý, vận hành.
Theo đó, VEC sẽ tiến hành thu phí với mức phí từ 20.000 đồng đến 380.000 đồng/lượt (tùy từng loại xe). Tất cả các xe đi trên đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đều phải trả phí để đảm bảo hoàn vốn đầu tư (trừ các trường hợp được miễn theo quy định).
Các mức giá được quy định cụ thể:
Dự án tuyến cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi khởi công xây dựng ngày 19/5/2013, có tổng chiều dài gần 140 km, đi qua các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Dự án có tổng vốn đầu tư gần 28.000 tỷ đồng (tương đương 1,472 tỷ USD), trong đó: vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) 631 triệu USD để xây dựng đoạn từ Đà Nẵng tới Tam Kỳ (Quảng Nam) dài 65 km; vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) 673 triệu USD xây dựng đoạn từ Tam Kỳ đến Quảng Ngãi dài 75 km; phần còn lại là vốn ngân sách Nhà nước.
Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, với 4 làn xe lưu thông và 2 làn dừng khẩn cấp (giai đoạn 1); tốc độ thiết kế 120 km/h (đoạn đặc biệt khó khăn là 100 km/h).
Từ ngày 2/8/2017, dự án sẽ thông xe kỹ thuật và đưa vào khai thác tạm 65 km đoạn tuyến Đà Nẵng – Quảng Nam (Km00– Km65) và dự kiến cuối năm 2017 sẽ đưa toàn tuyến cao tốc vào khai thác.
Sau khi hoàn thành toàn bộ tuyến, đường cao tốc Bắc – Nam sẽ rút ngắn thời gian đi lại giữa TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi; tuyến cũng giúp giảm tải cho quốc lộ 1A và kết nối vận chuyển quốc tế giữa 3 nước Lào – Campuchia – Việt Nam qua hành lang kinh tế Đông – Tây đến các cảng biển miền Trung của Việt Nam.
Dự án đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã bước vào giai đoạn nước rút nhưng dự án vẫn còn vướng mắc về việc giải phóng mặt bằng khiến dự án thi công chậm tiến độ.
Ngày 28/2/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi UBND TP. Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Bộ GTVT kiểm tra, giải quyết việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, yêu cầu các địa phương bàn giao mặt bằng trước ngày 15/3/2017.
Tuy nhiên, tính đến ngày 3/6/2017, trên toàn tuyến còn 28 điểm vướng giải phóng mặt bằng chưa thể thi công được; trong đó, tỉnh Quảng Nam vướng 24 điểm (trong đó có 10 điểm vướng mặt bằng thuộc đường ngang, đường gom và đường nối nút giao thuộc các gói thầu số 4, 5 và 7); tỉnh Quảng Ngãi có 4 điểm (3 điểm tại mặt bằng thi công trên tuyến chính, 1 điểm vướng mặt bằng đường ngang).
Tại các huyện Duy Xuyên và Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam còn hạng mục hầm chui dân sinh, đường gom nhưng không có mặt bằng để thi công. Trong khi đó, tại các huyện Phú Ninh, Thăng Bình, dự án vướng mặt bằng tuyến chính khi một số hộ dân chặn xe phản đối vì cho rằng quá trình thi công công trình làm rung nứt nhà ở, kết cấu dân sinh.
Minh Long
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…