Việt Nam

Việt Nam mất hàng tỷ USD tiền tài trợ

Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD tiền tài trợ từ nước ngoài trong vòng ba năm qua, và còn có thể mất thêm 1 tỷ USD do thực tế hành chính bị tê liệt.

Việt Nam đã mất ít nhất 2,5 tỷ USD tiền tài trợ từ nước ngoài trong vòng ba năm qua, và còn có thể mất thêm 1 tỷ USD do thực tế hành chính bị tê liệt. (Ảnh minh họa: RomanR/Shutterstock)

Reuters loan tin độc quyền ngày 17/5 dẫn nguồn từ văn thư của Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ nước ngoài gửi cho Thủ tướng Chính phủ Hà Nội Phạm Minh Chính mà hãng này đọc được.

Thư do các đại diện của LHQ, WB tại Việt Nam ký và thêm 18 đại sứ các nước ở Hà Nội cùng tham gia; trong đó có đại sứ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản…

Thư nêu rõ chừng 1 tỷ USD quỹ phát triển đang chờ được duyệt chuẩn thuận, và 2,5 tỷ USD phải trả lại do hết hạn tài trợ. Số liệu này tương đương gần 1% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam.

Nguồn tài trợ hết hạn có thể làm chậm các dự án cần thiết như nâng cấp cơ sở hạ tầng…

Công cuộc chống tham nhũng được mệnh danh “đốt lò” do ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang tạo ra một dạng “tê liệt” vì giới chức trách chậm hoặc không dám phê duyệt do sợ phạm phải những quy định phức tạp, rối rắm hiện nay.

Việt Nam đã đưa ra những cam kết đáng kể về việc giảm sử dụng than để đổi lấy nguồn tài trợ khí hậu của phương Tây, nhưng một năm rưỡi sau khi thỏa thuận với các quốc gia Nhóm Bảy (G7) được công bố, vẫn chưa có khoản vốn nào được giải ngân, trong khi Việt Nam đang đẩy mạnh nhập khẩu than để tránh tình trạng thiếu điện ở các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài.

Sau nhiều yêu cầu từ các nhà tài trợ, chính phủ đã thành lập một nhóm làm việc về vấn đề này và chỉ đạo các quan chức xem xét một số quy định cản trở việc tiếp cận nguồn vốn, một quan chức nước ngoài tham gia thảo luận nói với Reuters và lưu ý rằng không có thời hạn nào được ấn định để hoàn tất quy trình.

Lưới điện, cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, được coi là cần nâng cấp và có sẵn một lượng lớn vốn nước ngoài để thực hiện công việc này. Tuy nhiên, các quy định hiện hành ngăn cản nhà điều hành mạng thuộc sở hữu nhà nước tiếp cận số tiền đó ít nhất cho đến năm 2027 vì vấn đề tài chính, quan chức này cho biết như một ví dụ về sự bế tắc.

Sự thất vọng của các nhà tài trợ dẫn tới những quyết định có thể cắt giảm viện trợ cho Việt Nam trong tương lai.

Ví dụ, Ngân hàng Thế giới cho biết họ sẽ sáp nhập văn phòng Hà Nội từ tháng 7 với các hoạt động ở Campuchia và Lào để nâng cao “hiệu quả quản lý”, một động thái có thể dẫn đến sự thay đổi trọng tâm.

Các quan chức Việt Nam đã kêu gọi các nhà tài trợ nước ngoài giảm chi phí sử dụng vốn của họ, phần lớn đến từ các khoản vay, thường theo giá thị trường. Nhưng nước này cũng đã bị mất số tiền tài trợ lớn, các quan chức phương Tây cho biết.

Khánh Vy (t/h)

Khánh Vy

Published by
Khánh Vy

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

1 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

9 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

8 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago