Văn Hóa

Tiêu chuẩn chọn sách của thư viện trường học Nhật Bản

Tiêu chuẩn tuyển chọn sách của
hiệp hội thư viện trường học toàn quốc (Nhật Bản)

Hiệp hội thư viện trường học toàn quốc ban hành ngày 15 tháng 9 năm 1980.
Sửa đổi lần 1 ngày 1 tháng 10 năm 1988.
Sửa đổi lần 2 ngày 1 tháng 4 năm 2008.

Hiệp hội sẽ thực hiện lựa chọn sách theo tiêu chuẩn quy định dưới đây.

Hiệp hội đã thực hiện lựa chọn sách nên cung cấp cho các thư viện trường học với tư cách là tài liệu thích hợp, cần thiết nhằm đạt được mục tiêu vốn có của thư viện trường học. Tiêu chuẩn này có tham khảo kinh nghiệm thực tế trong lựa chọn sách nhiều năm sử dụng tiêu chuẩn lựa chọn sách trước đó và có sửa đổi sau khi nghiên cứu, chỉnh lý.

Ⅰ. Tiêu chuẩn chung

1. Nội dung

1.1. Có đóng góp cho việc triển khai khóa trình giáo dục trong trường học, có ích cho hoạt động học tập, văn hóa, giải trí lành mạnh của học sinh, trẻ em không?

2. Sách có ích cho việc thu nhận tri thức

2.1. Có trình bày tri thức, kết quả nghiên cứu đúng đắn không?
2.2. Có giới thiệu tri thức, phương pháp mới không?
2.3. Cách tiếp cận chủ đề có tươi mới, sáng tạo, công phu không?
2.4. Có nội dung rõ ràng, có hệ thống và nhất quán về logic không?
2.5. Sự trần thuật về sự thật có chính xác, khoa học, cụ thể không?
2.6. Phạm vi tiếp cận có thích hợp với việc học tập, nghiên cứu của trẻ em, học sinh không?
2.7. Tư liệu có thích hợp cho việc làm rõ chủ đề không?
2.8. Trong trường hợp có các ý kiến, luận thuyết khác biệt, có giới thiệu chúng khi cần thiết và có thể hiện bằng chứng không?
2.9. Các đoạn trích dẫn, tranh minh họa, ảnh, bảng biểu có chính xác, thích hợp và khi cần thiết thì có thể hiện rõ nguồn không?
2.10. Số liệu thống kê có thể hiện chính xác thời điểm điều tra và bằng chứng không?

3. Sách về văn hóa

3.1. Có giáo dục năng lực phê phán chính xác và tình cảm phong phú cho trẻ em, học sinh không?
3.2. Có chứa đựng hi vọng sống, đem lại sự cảm động sâu sắc không?
3.3. Có cho phép cảm nhận sự thú vị của việc đọc sách không?
3.4. Có tính sáng tạo trong nội dung, chủ đề không?
3.5. Sự tiếp cận nội dung có trở thành thứ chạy theo thị hiếu thời thượng không?
3.6. Có nâng đỡ tinh thần yêu chính nghĩa và sự thật không?
3.7. Có nhất quán tinh thần tôn trọng nhân quyền không?

4. Sách dành cho giáo viên

4.1. Có phục vụ hoạt động giáo dục của giáo viên không?

5. Biểu đạt

5.1. Có tương ứng với các giai đoạn phát triển của trẻ em, học sinh không?
5.2. Có biểu đạt mang tính phân biệt đối xử không?
5.3. Trong trường hợp sách dùng cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở có sử dụng vần kana hiện đại và thường dụng hán tự không?
5.4. Lời văn có dễ hiểu và đúng văn phạm không?
5.5. Tranh minh họa, ảnh, bảng biểu có thích hợp và giúp ích cho việc hiểu lời văn không?

6. Cấu tạo

6.1. Tên sách có thể hiện tốt nội dung không?
6.2. Vị trí, sự biểu đạt ở mục lục, các đề mục có thích hợp với nội dung không?
6.3. Chỉ mục cần thiết có được xây dựng và dễ sử dụng không?
6.4. Phần Xi-nhê có ghi các mục cần thiết không?
6.5. Có đăng tải tư liệu tham khảo cần thiết không?
6.6. Có phần giới thiệu cần thiết về tác giả không?

7. Chế bản, in ấn

7.1. Có cấu tạo, kích thước, bề ngoài thích hợp không, có được phân loại thư mục học không?
7.2. Thiết kế của bìa sách có tính mĩ thuật và được ưa thích không?
7.3. Chế bản, in ấn có bền, dễ mở, chịu được việc sử dụng ở trong thư viện trường học không?
7.4. Có bị sai sót như lộn số trang, mất trang không?
7.5. Số trang có phù hợp với nội dung đề cập không?
7.6. Kiểu chữ, độ lớn của chữ có phù hợp và tương ứng với các giai đoạn phát triển của trẻ em, học sinh không?
7.7. Cách thức chế bản có tạo ra khoảng cách các đoạn, các dòng dễ đọc không?
7.8. Có lỗi đánh máy không? Trường hợp có thì có bản đính chính không?
7.9. In ấn có tươi mới, dễ đọc không?
7.10. Các tranh minh họa, ảnh, bản đồ có hài hòa, tươi mới và có độ lớn thích hợp không?
7.11. Giấy sử dụng có tốt và bền không?

Ⅱ. Tiêu chuẩn phân chia theo lĩnh vực

1. Từ điển bách khoa-từ điển chuyên môn

1.1. Sự lựa chọn các mục và giải thích nó có thích hợp không?
1.2. Đối với từng mục, chuyên gia có chấp bút và có nội dung thuyết minh đúng đắn, mới mẻ không. Ngoài ra, có thể hiện tên tác giả không?
1.3. Các tiêu đề có dễ sử dụng không, có đăng tải thích hợp các tranh ảnh, sơ đồ cần thiết không?
1.4. Chỉ dẫn tham khảo có được thể hiện thích hợp không?
1.5. Tài liệu tham khảo có được giới thiệu không?
1.6. Phần chỉ mục có được tạo ra đáp ứng đầy đủ việc nghiên cứu, điều tra không?
1.7. Có chú ý đến việc bổ sung thông tin mới khi xuất bản niên giám, tài liệu thống kê, bổ di….không?
1.8. Khi cần thiết có sửa chữa đầy đủ không?

2. Từ điển

2.1. Người biên soạn có phải là chuyên gia đáng tin cậy và biên soạn nó dựa trên kết quả nghiên cứu mới nhất không?
2.2. Việc lựa chọn các mục từ có thích hợp không?
2.3. Phần giải thích, thuyết minh có chính xác, dễ hiểu và khách quan không?
2.4. Có phần chỉ mục và tài liệu tham khảo cần thiết, đầy đủ không?
2.5. Khi cần thiết có đưa vào thích hợp nguồn, ví dụ, thông tin tham khảo không?

3. Niên giám, thống kê, sách trắng

3.1. Có được biên tập bởi cơ quan công hay đoàn thể có trách nhiệm không?
3.2. Có thu thập và xử lý tư liệu khách quan, khoa học không?
3.3. Số liệu thống kê có chính xác, mới, thể hiện năm điều tra và bằng chứng không?
3.4. Các đồ thị, sơ đồ có được sử dụng phù hợp và có giải thích cần thiết không?
3.5. Việc lựa chọn các mục và phần giải thích có được tiến hành phù hợp trong niên giám không?

4. Sách bộ – toàn tập

4.1. Phương châm biên tập được phát huy như thế nào trong cấu trúc toàn thể?
4.2. Nội dung từng tập có cân bằng với các tập khác không?
4.3. Đối với toàn tập thì tiêu đề và nội dung có thống nhất với nhau không?
4.4. Có phần chỉ mục cần thiết xuyên suốt tất cả các tập không?
4.5. Có thể hiện rõ các dị bản và có được hiệu đính không?
4.6. Có sự bất tự nhiên nào trên phương diện biên tập dựa trên quan điểm chủ nghĩa thương nghiệp không?

Chú ý: Trong trường hợp cần thiết, chỉ một cuốn trong sách bộ hay tuyển tập cũng sẽ trở thành đối tượng.

5. Sách dịch

5.1. Có dịch trọn vẹn không?
5.2. Đối với tác phẩm không dịch hoàn toàn thì thái độ khi dịch có rõ ràng không?
5.3. Có truyền tải được nguyên ý đồng thời có lời văn điêu luyện không?
5.4. Có bổ sung phần cước chú thích hợp không?
5.5. Có giải thích về nguyên bản không?
5.6. Đối với tác phẩm phóng tác thì có làm mất đi ý của nguyên tác khi viết lại không?

Chú ý: Đối với tác phẩm cổ điển của Nhật Bản được dịch ra tiếng Nhật hiện đại cũng tuân theo các mục trên.

6. Sách thực hành, kĩ thuật

6.1. Có hữu dụng, thích hợp với đời sống của học sinh, trẻ em không?
6.2. Có nội dung mới mẻ, đúng đắn và phản ánh kĩ thuật, học thuật mới nhất không?

7. Niên giám liên quan đến khoa học tự nhiên

7.1. Ảnh, sơ đồ có truyền đạt chính xác màu sắc, hình thái vật thật không?
7.2. Ảnh, sơ đồ có biểu đạt chính xác đặc trưng của vật thật không?
7.3. Ảnh, sơ đồ có được phóng đại không?
7.4. Có phần giải thích, chỉ mục thích hợp, ứng với các giai đoạn phát triển của học sinh, trẻ em không?

8. Bản đồ

8.1. Có sử dụng phương pháp chiếu đồ thích hợp với mục đích của bản đồ và có thể hiện rõ tên của phương pháp đó không?
8.2. Có dựa trên bản đồ nguyên bản mới và đáng tin cậy không?
8.3. Việc thể hiện vị trí, địa hình có chính xác, công phu không?
8.4. Có thể hiện rõ tỉ lệ và phương vị khi cần thiết không?
8.5. Có quy ước như số hiệu bản đồ không?
8.6. Màu sách có tươi mới và sự phân bố màu sắc có được tính toán công phu để thể hiện rõ các tầng bậc của bản đồ thống kê không?
8.7. Tên nước, địa danh, số liệu thống kê có cập nhật không?
8.8. Có phần giải thích, chỉ mục ứng với các giai đoạn phát triển của trẻ em, học sinh không?
8.9. Khi cần thiết có cân nhắc tới việc làm cho địa danh trở nên dễ đọc không?

9. Ehon (sách tranh)

9.1. Có nhất quán trong tình yêu đối với trẻ em và có hài hòa về mặt nghệ thuật giữa tranh và lời không?
9.2. Tranh có biểu đạt chính xác nội dung và có thú vị đối với cảm giác của trẻ em không?
9.3. Lời văn có nội dung và được biểu đạt dễ hiểu đối với trẻ em không?
9.4. Giấy in, thiết kế, bìa sách có được phát huy đầy đủ trong tác phẩm phù hợp với nội dung không?

Chú ý: Ehon dùng cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng tuân theo các mục trên.

10. Sách giải trí, sách phục vụ thú vui

10.1. Có phù hợp hứng thú, năng lực của trẻ em, học sinh không?
10.2. Nội dung có chính xác không?
10.3. Có khuyến khích hoạt động lành mạnh của trẻ em, học sinh không?

11. Sách tham khảo học tập

11.1. Có hữu ích cho hoạt động học tập của trẻ em, học sinh và có nội dung phù hợp với khóa trình giáo dục không?
11.2. Nội dung có được tinh tuyển không?
11.3. Có dễ hiểu và có tính hệ thống đối với trẻ em, học sinh không?

12. Truyền thuyết, truyện dân gian

12.1. Tài liệu thu thập được có ghi các mục cần thiết như năm sưu tầm, địa điểm sưu tầm, người sưu tầm, người kể, nguồn… không?

13. Thần thoại

13.1. Có giúp lý giải tư duy, đời sống của con người thời cổ đại không?
13.2. Khi cần thiết có thể hiện nguồn và bằng chứng không?
13.3. Khi cần có thêm vào phần chú giải không?

14. Sách liên quan đến địa phương

14.1. Có trình bày chính xác về hiện trạng, đặc trưng của địa phương không?
14.2. Có tính phổ biến đối với cả các địa phương khác không?
14.3. Có phải là sách giải trí không?
14.4. Nội dung đề cập có độc đoán, chủ quan không?
14.5. Nội dung được đề cập có thể hiện các bằng chứng và có ích cho các trường hợp điều tra, nghiên cứu không?
14.6. Có giới thiệu tài liệu tham khảo không?

15. Sách giáo dục dành cho giáo viên

15.1. Nội dung có được viết dựa trên kết quả của nghiên cứu và hoạt động giáo dục không?
15.2. Phần giải thích về các nội dung được đề cập có mang tính chủ quan cá nhân không?
15.3. Nội dung có bao gồm lý luận phù hợp, hiệu quả đối với thực tiễn giáo dục, đặt ra các vấn đề mới và có các ví dụ tham khảo không?

16. Sách nghiên cứu dành cho giáo viên

16.1. Có hữu ích cho việc biên soạn khóa trình giáo dục không?
16.2. Có nội dung là nghiên cứu chuyên môn liên quan đến chỉ đạo học tập không?
16.3. Chủ đề, nội dung có quá cao, quá đặc thù không?

17. Sách liên quan đến tôn giáo

17.1. Nội dung có giúp lý giải khách quan về ý nghĩa, hiện trạng và bản thân tôn giáo không?
17.2. Sự giải thích về kinh điển, văn hóa, lịch sử, tự viện của tôn giáo nhất định nào đó có chính xác và có ích cho việc học tập cũng như văn hóa của trẻ em, học sinh không?

18. Sách liên quan tới chính đảng

18.1. Sách có giúp lý giải khách quan hiện trạng, lịch sử của chính đảng.
18.2. Cương lĩnh, chính sách của chính đảng nhất định cũng như phần giải thích về nó có chính xác và có ích cho việc học tập, văn hóa của trẻ em, học sinh không?

Chú ý: Cách sách liên quan đến thành lập tổ chức chính trị cũng tuân theo các mục trên.

19. Sách liên quan về tính dục

19.1. Chủ đề, nội dung có chính xác về mặt khoa học và có tương thích với các giai đoạn phát triển của trẻ em, học sinh không?
19.2. Có quan điểm cao thượng về luân lý không?
19.3. Có phải là nội dung câu khách không?

20. Manga (truyện tranh)

20.1. Biểu đạt của tranh có ưu tú không?
20.2. Có sử dụng các từ tục tĩu một cách cố ý không?
20.3. Có bảo vệ sự tôn nghiêm của con người không?
20.4. Sự triển khai câu chuyện có vô lý không?
20.5. Có kích thích cảm xúc độc giả bằng các cách biểu đạt tục tĩu không?
20.6. Nội dung có tán dương cái ác, cái bất chính không?
20.7. Có phải là tác phẩm ca ngợi chiến tranh, bạo lực không?
20.8. Có cố ý bẻ cong hay loại bỏ chân lý học thuật, sự thật lịch sử không?
20.9. Đối với nhân vật có thật thì có đứng trên quan điểm công bằng và tiếp cận chính xác dựa trên sự thật không?
20.10. Có phải là tác phẩm phù hợp với đối tượng độc giả không?
20.11. Nếu là tác phẩm chuyển thể từ nguyên tác thì có làm mất đi ý của nguyên tác không?
20.12. Chế bản, in ấn, giấy có chịu được sự sử dụng của nhiều độc giả không?
20.13. Đối với các Manga có cốt truyện chưa hoàn thành thì về nguyên tắc sẽ tiến hành đánh giá thông qua tất cả các tập sau khi hoàn thành.

21. Tập ảnh

21.1. Chủ đề có ích cho sự trưởng thành của trẻ em, học sinh không?
21.2. Kĩ thuật biểu đạt có tươi mới, biên tập, in ấn có tốt không?
21.3. Khi cần thiết có thêm vào dữ liệu khi chụp, giải thích thích hợp không?

22. Truyện kí

22.1. Thái độ đối với nhân vật được kể có chân thật, có tiến hành điều tra tư liệu kĩ càng, có trình bày chính xác không?
22.2. Người được kể có phải là nhân vật được phác họa đa diện và có sức hấp dẫn không?
22.3. Nhân cách, công trạng của người được kể có được mô tả trong bối cảnh liên quan đến bối cảnh thời đại không?
22.4. Lời văn có mô tả sống động hình ảnh nhân vật không?
22.5. Có đem lại kim chỉ nam về lẽ sống cho trẻ em, học sinh không?

23. Ghi chép

23.1. Thái độ của tác giả có chân thực không, nội dung của nó có phải là ghi chép truy tìm sự thật không?

Ⅲ. Những sách không được coi là đối tượng tuyển chọn

1. Những sách khó kiếm trừ khi ở khu vực nhất định, sách không thể mua bằng con đường thông thường, sách người thường khó tiếp cận ví dụ như xuất bản phẩm cá nhân.
2. Ấn bản có giới hạn hoặc là ấn bản có bìa hoành tráng.
3. Sách giáo khoa, sách đọc tham khảo, sách giải thích sách giáo khoa nhất định và sách tự học.
4. Sách truyền giáo theo quan điểm của một tôn giáo nhất định hoặc là có nội dung phê phán một chiều tôn giáo đó.
5. Sách tuyên truyền dựa trên lập trường của một chính đảng nhất định hoặc là sách phê phán một chiều chính đảng đó. Các sách về thành lập tổ chức chính trị cũng dựa tuân theo nội dung mục này.
6. Sách có mục đích sử dụng cá nhân như là bản tóm tắt, ghi chép.
7. Sách ehon tương tác dễ hỏng.
8. Những sách bìa mềm khổ nhỏ (bunkohon) và sách có kích thước tương tự.
9. Sách không lưu hành phổ biến mà lưu hành như là tạp chí.
10. Các ấn phẩm định kì trừ ấn phẩm hàng năm.
11. Về nguyên tắc những sách đã xuất bản trên nửa năm.

Hà Nội ngày 18/12/2019
Nguyễn Quốc Vương dịch

Đăng lại từ Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video:

Nguyễn Quốc Vương

Published by
Nguyễn Quốc Vương

Recent Posts

Quảng Ngãi: Công ty thủy điện xây 64 trụ điện cao thế trái phép để bán điện

Công ty Đạt Phương Sơn Trà xây 64 trụ điện cao thế khi “không có…

6 phút ago

TQ: Trưởng thị trấn Giang Tây bị dân làng đâm chết khi đang đi khảo sát

Trưởng thị trấn Sơn Trang, Cát An, tỉnh Giang Tây, đã bị một người dân…

12 phút ago

Truy vết ‘cuộc chiến nhận thức’ của ĐCSTQ qua tài liệu rò rỉ của công ty hacker Trung Quốc

Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Nhật Bản (NHK) đã có phóng sự nhằm truy…

27 phút ago

Đại học Wollongong (Úc) bác thông tin không nhận hồ sơ học sinh 5 tỉnh, thành Việt Nam

Liên quan việc trường Đại học Wollongong (Úc) không nhận hồ sơ từ 5 tỉnh,…

3 giờ ago

Bão Trami sắp vào biển Đông, gây đợt mưa rất lớn dọc miền Trung

Bão Trami (bão số 6) sẽ vào biển Đông trong tuần này, có khả năng…

3 giờ ago

Nga phản ứng về việc ông Trump nói ông đã từng đe dọa tấn công Moskva

Ông Peskov lưu ý rằng “hiện tại có rất nhiều tuyên bố gay gắt, rất…

4 giờ ago