Nghị định số 14/2021 do Chính phủ Việt Nam ban hành đã quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi và có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4.
Cụ thể, tại Điều 29 nghị định này quy định đối với người có hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn vật nuôi sẽ bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.
Tại những cơ sở giết mổ tập trung nếu có một trong các hành vi không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh, đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ hoặc không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ đều bị phạt tiền 3-5 triệu đồng.
Hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp bị phạt tiền 10-15 triệu đồng.
Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
Các mức phạt tiền nêu trên là đối với cá nhân. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì bị phạt tiền gấp đôi.
Đại diện Cục chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cho biết khái niệm đối xử nhân đạo đối với động vật vẫn còn mới mẻ đối với người dân nên mức phạt sẽ không quá nặng, chỉ nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vấn đề này.
Theo một báo cáo của Tổ chức Bảo vệ Động vật Toàn cầu FOUR PAWS hồi năm tháng 2/2020 cho biết việc buôn bán thịt chó mèo vẫn đang diễn ra mặc dù việc này tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của cộng đồng.
Chỉ riêng ở Việt Nam, Campuchia và Indonesia, ước tính 10 triệu cá thể chó và mèo bị giết dã man để lấy thịt mỗi năm, trong đó tại Việt nam là khoảng 5 triệu con chó và 1 triệu con mèo.
Mặc dù việc ăn thịt chó và mèo không bị cấm nhưng nguồn gốc cũng như việc giết thịt chó mèo lại thường bất hợp pháp. Thịt chó và mèo có thể dễ dàng tìm thấy trong các nhà hàng và ngoài chợ. Người mua chủ yếu là người địa phương nhưng cũng có thể là du khách, thường từ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Theo một nghiên cứu của FOUR PAWS cho thấy, có tới 60% người dân ở Hà Nội đã ăn thịt chó ít nhất một lần trong đời, có 11% ăn thường xuyên. Còn ở TP.HCM, nghiên cứu chỉ ra có 14% dân số tại đây đã từng ăn thịt chó ít nhất một lần và 1,5% ăn thường xuyên.
Khi mà lợi nhuận 1 kg thịt chó từ khoảng 156 nghìn đến 240 nghìn VNĐ, thịt mèo lên tới 286 nghìn VNĐ còn mèo đen thậm chí 520 ngàn VNĐ thì những kẻ buôn bán thịt các động vật sẽ bất chấp tất cả. Rất nhiều chó, mèo bị bắt trộm là vật nuôi hoặc do bị lạc được vận chuyển hơn 18 tiếng từ phía Nam ra Bắc trong tình trạng bị bỏ đói khát.
Ngày càng có nhiều các cuộc đụng độ, xung đột thậm chí gây tử vong giữa chủ vật nuôi và người trộm chó, mèo.
“Việc buôn bán thịt chó và mèo, mặc dù mang lại mối lợi cho một số ít người nhưng đang gây ra đau khổ cho rất nhiều người và động vật, thậm chí còn mang lại nhiều rủi ro. Đã đến lúc chính phủ Việt Nam, Campuchia và Indonesia cần hợp tác để chấm dứt nạn buôn bán chó mèo”, tiến sĩ Karan Kukreja, Giám đốc dự án chấm dứt việc buôn bán thịt chó và mèo ở Đông Nam Á của FOUR PAWS nói.
Minh Long
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…