Việt Nam

Việt Nam thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Giới chức Việt Nam dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Giới chức Việt Nam dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD. (Ảnh: IM Imagery/shutterstock)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn (Ban Chỉ đạo).

Theo Quyết định, ông Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Phó Trưởng ban thường trực); Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bộ trưởng các Bộ: Ngoại giao; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Công Thương; Tài chính; Tư pháp; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải.

Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành liên quan đến thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, đề xuất giải pháp để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam; phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức liên quan để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

Trưởng ban sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; các Phó Trưởng ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của bộ chủ quản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy hiện có để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo giao.

Từ năm 2001 đến năm 2021, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu đã tăng 14% mỗi năm, đạt doanh thu gần 600 tỷ USD tính đến năm 2023. Ngành bán dẫn được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030.

Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã thu hút nhiều ông lớn trong ngành bán dẫn như Samsung, Qualcomm, Infineon, Amkor với nhiều dự án đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp có giá trị lên tới hàng tỷ USD.

Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Hiện đã có hơn 50 doanh nghiệp trong ngành công nghiệp bán dẫn đã hoạt động tại Việt Nam như Intel, Amkor, Hana Micron (đóng gói, kiểm thử); Ampere, Marvell, Cadence, Renesas, Synopsys, Qorvo (thiết kế); Lam Research, Coherent (sản xuất thiết bị)…

Việt Nam cũng đang nghiên cứu đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

Mạng xã hội làm gia tăng trầm cảm và lạm dụng thuốc quá liều ở thanh thiếu niên

Ngày càng có nhiều thanh thiếu niên bị lo lắng và trầm cảm, phải dùng…

2 giờ ago

Viện Hoover: Tất cả các Mô hình Ngôn ngữ Lớn của AI đều có khuynh hướng thiên tả

Tất cả các Mô hình Ngôn ngữ Lớn (Large Language Models – LLMs) hiện hành…

3 giờ ago

Hungary của ông Orban nói với Tổng thống Trump rằng họ sẽ không tuyệt giao với Trung Quốc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Hungary Levente Magyar hôm thứ Năm (15/5)…

4 giờ ago

Financial Times: Bồ Đào Nha gây sức ép với Pháp về vấn đề nguồn cung điện

Bồ Đào Nha dự định sẽ yêu cầu Ủy ban châu Âu gây sức ép…

4 giờ ago

Benjamin Netanyahu: Có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt chiến tranh với Hamas, giải thoát con tin

Phái đoàn đàm phán của Israel tại Doha, Qatar hiện đang xem xét các đề…

4 giờ ago

Hoa Kỳ nới lỏng lệnh trừng phạt đối với lĩnh vực quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan công bố Hoa Kỳ đang nới lỏng lệnh trừng phạt…

5 giờ ago