Categories: Thời sựViệt Nam

Việt Nam: Thêm một Đại biểu Quốc hội bị phát hiện mang quốc tịch nước ngoài

Đại biểu Quốc hội TP.HCM Phạm Phú Quốc có tên trong danh sách các chính trị gia “mua” hộ chiếu châu Âu với giá 2,5 triệu USD (khoảng 57 tỷ đồng).

ĐBQH Phạm Phú Quốc. (Ảnh: quochoi.vn)

Hãng tin Al Jazeera (hãng tin nhà nước của Qatar) hôm 24/8 có công bố một bài điều tra về chính sách “mua bán hộ chiếu châu Âu” của Cộng hòa Síp từ năm 2017 đến 2019.

Theo Al Jazeera, trong khoảng thời gian trên, chính phủ Síp đã cấp “hộ chiếu vàng” cho hàng chục quan chức cấp cao nước ngoài vào gia đình họ. Việc cấp hộ chiếu này nằm trong chương trình khuyến khích người nước ngoài đầu tư vào Síp.

Mỗi hộ chiếu như vậy được cho biết tốn khoảng 2,5 triệu USD (khoảng 57 tỷ đồng), đồng nghĩa với việc cá nhân đó trở thành công dân EU, được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

Bài điều tra cho thấy có hai người nổi tiếng của Việt Nam đang có trong tay “hộ chiếu vàng” của Síp là: Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc – Tổng giám đốc công ty Tân Thuận IPC, thuộc đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM nhiệm kỳ 2016 – 2021; và ông Phạm Nhật Vũ – cựu Chủ tịch công ty Cổ phần Nghe nhìn toàn cầu (AVG), người đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ.

Hồ sơ nhập quốc tịch Síp của ông Phạm Phú Quốc được chấp thuận vào tháng 12/2018, vợ của ông Quốc cũng đã được nhập quốc tịch Síp.

Hồ sơ nhập quốc tịch Síp của ông Phạm Nhật Vũ được chấp thuận vào tháng 5/2019, khoảng 6 tháng trước khi doanh nhân này bị kết án tù vì tội tham nhũng. Vợ của ông Vũ cũng đã được nhập quốc tịch Síp.

Báo chí Việt Nam viết gì?

Tờ Tuổi trẻ hôm 25/8 trong bài viết “Điều tra của Al Jazeera: Quan chức nhiều nước chi 2,5 triệu USD mua quốc tịch Síp” có dẫn thông tin từ bài điều tra của hãng tin Al Jazeera, nhưng không hề đề cập đến việc ông Phạm Phú Quốc và ông Phạm Nhật Vũ bị phát hiện có trong tay “hộ chiếu vàng” của Síp.

Còn tờ Sài Gòn Giải phóng thì dẫn lời ông Trần Văn Tuý, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Việt Nam cho biết “đã giao Vụ Công tác đại biểu kiểm tra thông tin này”.

Ông Túy cũng không quên nói với truyền thông trong nước rằng: “cần rất thận trọng khi xem xét thông tin từ các trang thông tin nước ngoài”.

Người phát ngôn của Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc thì nói: “Tôi chưa có thông tin gì về việc này và đề nghị báo chí xác minh cẩn trọng, bởi ngay cả trang thông tin của Quốc hội Việt Nam cũng bị giả mạo”.

Còn bản thân ông Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc khẳng định ngay với tờ Sài Gòn Giải phóng: “Tôi chưa nghe tin này và thông tin trên là ‘không chính xác’”.

Theo Luật Quốc tịch 2008, công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch. Một số trường hợp ngoại lệ được chấp nhận 2 quốc tịch, gồm người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; trẻ em là con nuôi. Mặc dù vậy, hồi năm 2016, một đại biểu quốc hội Việt Nam là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, một doanh nhân, đã bị mất tư cách đại biểu quốc hội vì mang quốc tịch Malta.

Trần Tâm

Trần Tâm

Published by
Trần Tâm

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

20 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

3 giờ ago