Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lý Cường đã trình bày Báo cáo Công tác Chính phủ tại kỳ họp Nhân đại (Quốc hội) vào ngày 5/3. Khi nói về vấn đề eo biển Đài Loan, ông tiếp tục nhấn mạnh “Kiên định thúc đẩy sự nghiệp vĩ đại thống nhất đất nước”, so với tuyên bố của năm trước “Thúc đẩy tiến trình thống nhất đất nước trong hòa bình” thì đã bỏ chữ “hòa bình”.
Theo Reuters, cụm từ “thống nhất hòa bình” với Đài Loan đã biến mất trong báo cáo công tác Chính phủ của ĐCSTQ vào năm 2024. Báo cáo công việc của chính phủ do ông Lý Cường công bố cho thấy, chi tiêu quân sự của Trung Quốc vào năm 2024 tương tự chi tiêu quân sự năm ngoái tăng 7,2%, cụ thể là 1,67 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 230,6 tỷ USD), là năm thứ 9 liên tiếp ĐCSTQ tăng chi phí quân sự.
Về vấn đề này, Chủ nhiệm Dự án Nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, ông Li Mingjiang cho rằng báo cáo của ông Lý Cường cho thấy ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn thì Đài Loan vẫn là nguyên nhân chính khiến Bắc Kinh gia tăng chi tiêu quân sự. Ông nói: “Trung Quốc đang cho thế giới thấy họ sẽ tăng cường sức mạnh quân sự trong 10 năm tới, chuẩn bị tận lực để chiến thắng trong cuộc chiến tranh [eo biển Đài Loan] mà họ kiên quyết lao vào”.
Nhà nghiên cứu Wu Sezhi tại Hiệp hội Chính sách eo biển Đài Loan cho hay, trong bài phát biểu về Đài Loan tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng 2 năm nay, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã liên kết “thống nhất hòa bình” với nguyên tắc “một Trung Quốc”. Giờ đây đối với ĐCSTQ, “thống nhất hòa bình” không chỉ được nói với Đài Loan mà đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải thừa nhận “thống nhất hòa bình” chính là chấp nhận “một Trung Quốc”.
Ông Wu Sezhi cho biết: “ĐCSTQ không còn nhấn mạnh đến cái gọi là sự khác biệt giữa hòa bình và vũ lực. Trước đây, khi ĐCSTQ đề cập đến thống nhất hòa bình, thế giới bên ngoài sẽ nhấn mạnh rằng việc dùng vũ lực xâm chiếm Đài Loan là thủ đoạn không hòa bình. Nhưng bây giờ ĐCSTQ không còn quan tâm đến vấn đề hòa bình hay không mà là bất chấp tất cả cho mục đích thúc đẩy thống nhất”.
Phân tích của AFP chỉ ra, dù không có gì lạ trong vấn đề Bắc Kinh không còn dùng ý “thống nhất hòa bình”, nhưng đáng lưu ý là thay đổi trong giọng điệu thường được coi là tín hiệu để có lập trường cứng rắn hơn với Đài Loan, theo đó cách diễn đạt mới “phản đối can thiệp của nước ngoài” là thông điệp gửi tới các nước như Mỹ, Nhật Bản…
Chánh văn phòng Nội các Hayashi Hayashi của chính phủ Nhật Bản bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh trong chi tiêu quân sự. Ông chỉ ra việc ĐCSTQ tiếp tục tăng chi tiêu quân sự mà không có đủ sự minh bạch là “thách thức chiến lược lớn nhất mà Nhật Bản và cộng đồng quốc tế phải đối mặt nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định và củng cố trật tự quốc tế”.
Chính phủ của ĐCSTQ hôm 5/3 đã công bố ngân sách quốc phòng cho năm nay là 1,67 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 230,6 tỷ USD). So với chi tiêu quốc phòng của Đài Loan trong năm nay là 440,6 tỷ Đài tệ (13,99 tỷ USD), chi tiêu quân sự của Trung Quốc cao hơn khoảng 17 lần. Các học giả quân sự chỉ ra, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã sử dụng chi tiêu quân sự ngày càng tăng để ổn định quân sự, trong khi cố gắng tiến tới trở thành cường quốc biển. Trước khoảng cách lớn về chi tiêu quân sự so với Trung Quốc thì Đài Loan cần chú trọng vào “chiến tranh bất đối xứng”.
Năm nay Bộ Quốc phòng Đài Loan có ngân sách chi tiêu là 440,6 tỷ Đài tệ (13,99 tỷ USD) và ngân sách đặc biệt là 130,6 tỷ Đài tệ để mua sắm máy bay chiến đấu mới và các kế hoạch nâng cao năng lực chiến đấu của hải quân và không quân; quỹ đặc biệt là 35,6 tỷ, như vậy quy mô tổng thể 606,8 tỷ Đài tệ (hơn 19 tỷ USD), chiếm 2,5% GDP Đài Loan, cao nhất trong những năm gần đây.
Viện trưởng Viện Chiến lược và Nguồn lực của Viện An ninh Quốc phòng Đài Loan, ông Su Tzu-yun cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, vấn đề Đài Loan là một phần trong nỗ lực của ĐCSTQ nhằm vượt qua chuỗi đảo thứ hai và củng cố quyền bá chủ trên biển, do đó tăng chi phí quân sự của Trung Quốc sẽ tập trung đáng kể vào lực lượng hải quân và không quân.
Ông Su Ziyun cũng lưu ý rằng ĐCSTQ cũng sẽ cải thiện khả năng chiến đấu trong không gian. Trung Quốc là cường quốc không gian lớn thứ hai thế giới với khoảng 600 vệ tinh, vẫn thấp hơn nhiều so với 3.300 của Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ tăng cường đầu tư vào lĩnh vực chỉ huy, kiểm soát và quản lý chiến trường, trong đó có việc đưa AI vào các ứng dụng trên chiến trường.
Nhiều ý kiến cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm ngoái chỉ là 3%, nhưng mức tăng ngân sách quốc phòng lên tới 7,2%. Ông Su Tzu-yun chỉ ra ĐCSTQ đang cố gắng sử dụng chi tiêu quân sự cao để bù đắp cho khoảng trống của suy giảm kinh tế. Chiến lược quốc gia của ông Tập Cận Bình sẽ chuyển từ “phú quốc binh cường” (quốc gia giàu có thì quân đội sẽ mạnh) trong giai đoạn cải cách mở cửa trước đây sang “binh cường phú quốc” hiện nay, theo đó sử dụng hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất thiết bị [quân sự] để tạo động lực kinh tế.
Su Ziyun cho rằng “chiến tranh bất đối xứng” mà Đài Loan hiện nhấn mạnh là rất quan trọng, theo đó việc đẩy mạnh đầu tư vào tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm là ưu tiên hàng đầu.
***
Có thể hiểu khái niệm “chiến tranh bất đối xứng” là chiến lược quân sự mà một bên tham gia vào cuộc chiến với sức mạnh, chiến lược và tài nguyên kém hơn so với bên kia. Trong trường hợp này, bên yếu hơn sẽ dùng cách đối đầu không trực diện để tạo lợi thế chiến lược: ví dụ chiến thuật phản công, tấn công bất ngờ hoặc tấn công từ phía sau để tạo bất ngờ và làm cho bên mạnh hơn thường trực trong tình trạng lo lắng hỗn loạn.
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…