Cảnh sát Hồng Kông dùng khoảng 10.000 quả lựu đạn hơi cay 5 tháng qua

Tổ chức dân sự “Những bà mẹ Hồng Kông phản đối Dự luật Dẫn độ”, kêu gọi Chính phủ Hồng Kông lập tức dừng sử dụng lựu đạn hơi cay trong khu vực dân cư và ngăn chặn ô nhiễm từ vũ khí hóa học, đồng thời yêu cầu dùng biện pháp chính trị chứ không phải là dùng vũ lực để đàn áp phong trào đấu tranh, hồi đáp 5 yêu cầu lớn của người Hồng Kông. 

Cảnh sát sử dụng lựu đạn hơi cay. (Ảnh: Epoch Times)

Các bà mẹ Hồng Kông kêu gọi ngừng sử dụng lựu đạn hơi cay trong khu vực dân cư

Trong tháng 11, “Các bà mẹ Hồng Kông phản đối Dự luật Dẫn độ” (@hongkongmothersantiextraditionrally) đã làm một khảo sát thăm dò ý kiến của 1188 phụ huynh trên mạng về ảnh hưởng của lựu đạn hơi cay tới sức khỏe con cái vị thành niên của họ. Ngày 27 vừa qua, tổ chức này đã công bố kết quả khảo sát: Trẻ nhỏ sau khi tiếp xúc với hơi cay hoặc chất tàn dư từ lựu đạn hơi cay, cơ thể xuất hiện nhiều phản ứng xấu, thời gian nằm viện dài nhất là 5 ngày.

Kết quả thăm dò còn cho thấy trẻ nhỏ chịu ảnh hưởng bởi lựu đạn hơi cay phân bố khắp Hồng Kông, trong đó Du Tiêm Vượng (Yau Tsim Mong) là khu vực đứng đầu, tiếp theo là Tseung Kwan O, đứng thứ 3 là Quận Đông.

Bà Trịnh Thi Linh (Cheng Sea Ling), người phát ngôn của tổ chức “Những bà mẹ Hồng Kông phản đối Dự luật Dẫn độ”, đồng thời cũng là Phó Giáo sư khoa Nhân loại học của Đại học Trung văn Hồng Kông chỉ ra, 70% phụ huynh cho biết sức khỏe của con họ bị ảnh hưởng bởi hơi cay trong tháng 11; ngoài ra có gần 70% phụ huynh cho rằng con cái tiếp xúc với hơi cay hoặc dư lượng chất hơi cay là từ khu vực dân cư, bao gồm công viên, khu vui chơi cũng bị ô nhiễm; tiếp đó là bên trong những nơi có các công trình kiến trúc kín như khu thương mại, ga tàu, nơi ở cũng bị ảnh hưởng, có 31% người cho rằng trường học bị ô nhiễm.

Phụ huynh họ Tô nói, cuối tháng Chín, bà đưa con gái tham gia hoạt động ngoài trời, nghi bị ảnh hưởng bởi lựu đạn hơi cay ở Vịnh Đồng La (Causeway Bay), “Ở Vịnh Đồng La đã ném nhiều lựu đạn hơi cay, chúng tôi khi đó ở khu vực Cửu Long này, cách bờ biển mà còn cảm giác khói hơi cay nồng nặc, mắt rất khô, đường hô hấp của con nhỏ lập tức khó chịu, sau đó ho liên tiếp 2-3 ngày.”

Phụ huynh A Tinh nói, “hiện tại rất nhiều cha mẹ đều rất lo lắng vấn đề ô nhiễm bởi lựu đạn hơi cay, con trai nhỏ của tôi luôn mang theo mặt nạ phòng độc khi ra ngoài.” “Không thể không mua mặt nạ phòng độc, bởi vì con trai tôi đi qua một một số nơi ô nhiễm lựu đạn hơi cay, liền cảm thấy mũi bị kích ứng, khó chịu; vì để bảo vệ con, biện pháp chỉ có cách này thôi.”

Ông Kwong, Tiến sĩ Hóa học Đại học Hồng Kông, cựu Giảng viên Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết, chất CS (2-chlorobenzalmalononitrile) trong lựu đạn hơi cay do Trung Quốc sản xuất cao hơn so với loại lựu đạn hơi cay do các nước khác sản xuất, nhiệt độ cháy cũng cao hơn, khi cháy sẽ phân giải ra nhiều khí độc.

Tiến sĩ Kwong nói: “Lựu đạn hơi cay mà phía cảnh sát sử dụng tại Đại học Trung văn Hồng Kông có thể là loại Mỹ sản xuất, nhưng loại sử dụng ở các khu vực dân cư khác có thể là Trung Quốc sản xuất. Loại lựu đạn hơi cay do Trung Quốc sản xuất có nhiệt độ cao hơn, ở nhiệt độ cao thì khả năng sinh ra chất 1,4-Dioxin lớn hơn; 1,4-Dioxin tương đối phiền phức bởi vì nói tồn tại thời gian rất dài, ngoài ra còn có khả năng làm thai nhi dị dạng, cũng có khả năng cao gây ung thư. Còn loại chất CS bình thường có ảnh hưởng tương đối nhỏ, thời gian tương đối ngắn, thông thường gây ra các phản ứng da nhạy cảm.” 

Về vấn đề ô nhiễm, Tiến sĩ Kwong nhấn mạnh, khi tẩy rửa trường lớp không được làm cho bụi bay lên, không được dùng vòi nước cao áp để phun, trong phòng cũng không nên sử dụng máy hút bụi, bởi vì sẽ khiến cho bụi trong máy hút bụi bay ra gây ô nhiễm lần nữa. Còn đối với nơi ở, kiến nghị có thể sử dụng khăn ướt để lau, nhưng không nên dùng nước tẩy rửa hoặc nước nóng để vệ sinh.

Ông cũng kêu gọi người dân cần dũng cảm lên tiếng, để nhiều người tham gia tìm hiểu về tác hại của lựu đạn hơi cay, nhằm cùng nhau thúc giục cảnh sát thay đổi hành vi sử dụng lựu đạn hơi cay.

Những bà mẹ Hồng Kông phản đối Dự luật Dẫn độ” cũng yêu cầu Chính phủ công bố thành phần lựu đạn hơi cay, triển khai đánh giá tác động của lựu đạn hơi cay tới người dân và môi trường.

Từ tháng 6 tới nay, cảnh sát đã lạm dụng khoảng 10.000 quả lựu đạn hơi cay

Hôm 27/11, Cục Bảo an Hồng Kông cũng có văn bản trả lời câu hỏi của nghị viên Hội đồng Lập pháp rằng từ tháng 6 tới nay, phía cảnh sát đã sử dụng khoảng 10.000 quả lựu đạn hơi cay; thời điểm sử dụng nhiều nhất là ngày 12/11, cảnh sát ở cầu số 2 của Đại học Trung văn Hồng Kông đã liên tục bắn lựu đạn hơi cay về phía phòng tuyến của người biểu tình, trong ngày hôm đó, các khu vực đã sử dụng tổng cộng 2.300 quả lựu đạn hơi cay.

Tiếp đó là ngày 01/10, các nơi đã sử dụng 1.600 quả; ngày 18/11, tại khu vực gần Đại học Bách khoa Hồng Kông đã xảy ra xung đột kịch liệt giữa người biểu tình và cảnh sát, trong ngày này, cảnh sát đã sử dụng 1.400 quả.

Lựu đạn hơi cay không những nguy hại tới sức khỏe của người dân, hơn nữa còn gây lãng phí công quỹ. Được biết, 1 quả lựu đạn hơi cay có giá 500 Đô la Hồng Kông (khoảng 1,48 triệu VND).

Trí Đạt

Xem thêm

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

4 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

13 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

22 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

32 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

38 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

1 giờ ago