Công ty sản xuất UAV vô tình tiết lộ hợp tác với quân đội TQ

Gần đây, Công ty TNHH Phát triển Công nghiệp UAV Keweitai Thâm Quyến (công ty Keweitai) đã “vô ý” công khai tiết lộ hợp tác với quân đội Trung Quốc trong cuộc chiến ở biên giới Trung-Ấn, thông tin đã kéo theo làn sóng thảo luận về các công ty Trung Quốc phục vụ chính quyền và quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

UAV (Nguồn: Pixabay)

Theo thông tin từ trang web của công ty Keweitai, công ty này được thành lập vào năm 1997 và có trụ sở chính tại Thâm Quyến. Họ quảng cáo là một doanh nghiệp tư nhân hiện đại với sự kết hợp các hoạt động R&D, sản xuất, và kinh doanh. Công ty nghiên cứu và phát triển, sản xuất và ứng dụng các hệ thống truyền video di động không dây, các sản phẩm truyền dẫn mạng không dây, tích hợp hệ thống máy tính và hệ thống UAV (máy bay không người lái) nhiều cánh quạt. Sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong chỉ huy khẩn cấp, nhiệm vụ tuần tra, giám sát an ninh, phát thanh và truyền hình và các lĩnh vực khác. Ngoài ra, công ty Keweitai còn cung cấp hệ thống truyền video di động không dây loại tiên tiến cao cấp cho Văn phòng Tình trạng khẩn cấp của Quốc vụ viện, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc, quân đội, cảnh sát vũ trang, một số lượng lớn các cơ quan an ninh công cộng và thực thi pháp luật, và các đài truyền hình.

Ngày 24/2 trang cộng đồng WeChat của công ty Keweitai đã có bài khen ngợi hai nhân viên hỗ trợ kỹ thuật của công ty là Triệu Bác (Zhao Bo) và Sử Chí Long (Shi Zhilong) vì sự dũng cảm của họ trong vụ xung đột ở Thung lũng Galwan. Ngoài hoàn thành nhiệm vụ trinh sát bằng máy bay không người lái, họ còn hỗ trợ điều trị cho những người bị thương và giúp đỡ bộ phận nấu ăn, trong đó bản thân nhân viên Triệu Bác cũng bị thương. Bài viết biểu dương hai người họ rằng “một người không ngại gian khổ, một người không sợ chết”. Đáng quan tâm là sau khi bài viết ca ngợi nêu trên thu hút chú ý rộng rãi từ công luận thì công ty Keweitai đã gỡ bỏ bài viết khỏi tài khoản WeChat của họ, nhưng vẫn có thể tìm kiếm được trên Weibo và một số phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc.

Thông tin liên quan này đã một lần nữa làm dấy lên các cuộc thảo luận bên ngoài về mối quan hệ giữa các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc và ĐCSTQ.

Về vấn đề doanh nghiệp tư nhân UAV Trung Quốc, từ thời chính quyền Trump đã nhiều lần đặt vấn đề về rủi ro an toàn của các UAV sản xuất tại Trung Quốc. Ngày 18/12/2020 Mỹ đã áp lệnh trừng phạt nhắm vào 59 công ty Trung Quốc được cho là có quan hệ phức tạp với quân đội Trung Quốc, trong đó có công ty DJI về máy bay không người lái ở Thẩm Quyến (Thâm Quyến DJI Sciences and Technologies), Công ty Quốc tế Sản xuất Bán dẫn Thượng Hải…

Trước đó, Chính phủ Mỹ đã ban hành một loạt lệnh trừng phạt đối với Huawei vì có bối cảnh quân đội Trung Quốc, liên quan đến việc giám sát người dùng và đánh cắp bí mật thương mại.

Lần này, Công ty Keweitai Thâm Quyến lại công khai việc họ có hoạt động tham gia trong cuộc xung đột Trung-Ấn, động thái không khác gì thêm minh chứng cho quan điểm mà giới quan sát chỉ ra là những doanh nghiệp máy bay không người lái tư nhân của Trung Quốc chuyển giao thông tin giám sát cho quân đội Trung Quốc.

Thâm Quyến là trung tâm nghiên cứu và phát triển UAV của Trung Quốc. Ngay từ năm 2015 tờ Nikkei Shimbun đã đưa tin rằng Thâm Quyến đang chuyển đổi từ “thành phố điện tử” thành “thủ đô máy bay không người lái”, thời điểm đó Thâm Quyến đã có hơn 200 công ty liên quan UAV.

Chủ tịch Công ty UAV SMD Thâm Quyến cũng cho biết lý do chính khiến Thâm Quyến trở thành vùng nghiên cứu và phát triển UAV, ngoài lý do sự tập trung tại địa phương trong lĩnh vực công nghiệp điện thoại thông minh như Huawei, còn vì có dòng vốn đầu tư khởi nghiệp từ Hồng Kông và sự thuận lợi trong xuất khẩu.

Tháng 5/2019 Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã ban hành cảnh báo “Hệ thống máy bay không người lái sản xuất tại Trung Quốc”, nhắc nhở các công ty Mỹ “đặc biệt chú ý đến bất kỳ sản phẩm công nghệ nào có thể chuyển dữ liệu tại Mỹ vào nước độc tài”. Tháng 1/2020, Bộ Nội vụ Mỹ đã ngừng cấp phép sử dụng đối với hơn 800 máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất. Vào tháng 10/2020, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ khi đó là David Bernhardt đã ra lệnh ngừng mua thêm máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất.

Ngày 18/1/2021, chính quyền Trump một lần nữa ban lệnh hành pháp yêu cầu các cơ quan của Mỹ xem xét và đánh giá mức độ an toàn của máy bay không người lái do các công ty Trung Quốc và các nước được coi là đối thủ (Nga, Iran và Triều Tiên) sản xuất, qua đó vạch ra các bước tiềm năng để giảm thiểu những rủi ro, bao gồm yêu cầu tất cả các cơ quan liên bang ngừng sử dụng các máy bay không người lái “có vấn đề”, sớm loại bỏ các máy bay không người lái này tham gia trong các hoạt động dịch vụ liên bang.

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm:

Văn Lệ

Published by
Văn Lệ

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

25 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

32 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

49 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago