Lâu nay ngoại giới vẫn hoài nghi về tính chính xác và độ tin cậy của dữ liệu kinh tế Trung Quốc. Mới đây, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc đã chỉ trích thẳng thừng số liệu thống kê quốc gia không phản ánh những thay đổi tiêu cực của nền kinh tế nước này.
Theo Bloomberg đưa tin, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc kiêm cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ đã bày tỏ như trên tại một hội nghị truyền hình trực tuyến hôm 11/12.
Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức hội nghị công tác kinh tế thường niên tại Bắc Kinh từ ngày 8 – 10/12. Theo truyền thông tại Trung Quốc Đại Lục, tại hội nghị, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tổng kết kinh tế Trung Quốc trong năm nay, phân tích tình hình kinh tế hiện nay, đồng thời bố trí công tác kinh tế trong năm tới. Còn Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường đã đưa ra bố trí cụ thể đối với công tác kinh tế năm tới.
Hội nghị cho rằng kinh tế năm nay của Trung Quốc đã thực hiện khai màn tốt cho kế hoạch “5 năm lần thứ 14”, phát triển kinh tế và phòng chống kiểm soát dịch bệnh “giữ vị trí dẫn đầu toàn thế giới”, nhưng cũng thừa nhận phát triển kinh tế Trung Quốc đối mặt với 3 tầng áp lực “nhu cầu thu hẹp, xung đột cung cầu, kỳ vọng suy yếu”.
Ngày 11/12, ông Lâu Kế Vĩ cho biết, cái gọi là 3 áp lực nặng, về cơ bản không nhìn thấy được trong số liệu thống kê của Trung Quốc. Số liệu thống kê có thể nhìn thấy được đều hiển thị tình hình “rất tốt”.
“Không có số liệu đủ để phản ánh những biến đổi tiêu cực xuất hiện trong kinh tế”, ông Lâu Kế Vĩ nói. Ông cho rằng số liệu một chiều khiến người ta rất khó phán xét 3 lần áp lực “nhu cầu thu hẹp, xung đột cung cầu, kỳ vọng suy yếu” trong phát triển kinh tế Trung Quốc mà chính phủ nói.
“Ngược lại, số liệu thống kê của Mỹ lại bao gồm số liệu của 2 phương diện tích cực và tiêu cực”, ông Lâu Kế Vĩ cho biết.
Số liệu trộn lẫn thậm chí tạo giả là căn bệnh khó chữa của Trung Quốc và các nước độc tài khác. Rất nhiều quan chức vì thành tích chính trị, lấy lòng cấp trên và được đề bạt, nên thường sửa đổi số liệu; còn một số công ty, vì để lừa đảo khoản vay hoặc gọi vốn, cũng cố ý nâng cao hoặc giảm số liệu theo nhu cầu. Thói quen xấu trong việc tạo giả số liệu của bộ phận quan chức và công ty Trung Quốc, không chỉ mang đến tổn thương nặng nề cho bố trí kế hoạch kinh tế hoặc trật tự thị trường tài chính, trong khi những số liệu kinh tế khiến Trung Quốc tự hào lại trở thành chuyện cười bị chế giễu trên quốc tế.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền đã ra sức tập trung quyền lực, đẩy tập tục nịnh bợ, xu nịnh cấp trên trong quan trường lên tầm cao mới. Mặc dù kinh tế Trung Quốc gặp phải khó khăn chưa từng có, nhưng số liệu kinh tế vẫn sáng sủa đẹp đẽ. Nhiều chuyên gia bên ngoài Trung Quốc vì thế mà giữ thái độ nghi ngờ.
Trong phát biểu của mình, ông Lâu Kế Vĩ lấy ví dụ, Chính phủ Bắc Kinh cho rằng mặc dù có ảnh hưởng từ dịch bệnh, nhưng công ty đăng ký và thực thể thị trường lại vẫn gia tăng. Dù vậy, sự thực là phần lớn những công ty này đã sớm ngừng hoạt động do dịch bệnh tác động đến thị trường của họ, trong khi hủy bỏ đăng ký chính thức lại vô cùng khó khăn.
Ông Lâu Kế Vĩ còn nói, số liệu thống kê của chính phủ cho thấy số người có việc làm tăng, nhưng lại không theo dõi xem những người có việc làm này liệu có bị sa thải sau nửa năm hoặc sau khoảng thời gian lâu hơn một chút không.
Ông Lâu Kế Vĩ từng có thời gian dài ở trong quan trường Trung Quốc, ông có nhiều kinh nghiệm và sự quan sát tận mắt đối với thói quen xấu chỉ báo tin vui không báo tin xấu, nịnh nọt bợ đỡ và dối trên lừa dưới trong quan trường Trung Quốc. Trong bình luận về kinh tế Trung Quốc, ông thường nói thẳng, sự thẳng thắn của ông để lại ấn tượng sâu sắc cho người khác.
Nhà kinh tế và cả những quan chức trong nội bộ chính quyền Bắc Kinh cũng thường xuyên đưa ra nghi ngờ về tính chính xác và độ tin cậy của số liệu Trung Quốc. Mấy năm trước, do xuất hiện mấy vụ bê bối lớn về tạo giả số liệu, nên chính quyền Bắc Kinh từng áp dụng biện pháp một mặt thiết lập cơ quan chuyên mộ tấn công việc tạo giả số liệu, một mặt thu hồi quyền và trách nhiệm thu thập số liệu từ địa phương về trung ương.
Cục trưởng Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc Ninh Cát Triết (Ning Jizhe) cũng phát biểu tại hội nghị truyền hình có sự tham gia của ông Lâu Kế Vĩ. Ông Ninh Cát Triết cho rằng vấn đề tạo giả số liệu của Trung Quốc đã trở thành quá khứ từ năm 2018.
Bloomberg News đưa tin chỉ ra, mặc dù tính chính xác của số liệu thống kê của Trung Quốc được nâng cao trong vài năm qua, nhưng nghi ngờ của ngoại giới vẫn tồn tại. Theo báo cáo, vì tính ổn dữ liệu trong thống kê tăng trưởng kinh tế cho đến sự bất đồng của địa phương và trung ương, nên ngoại giới vẫn nghi ngờ về tính chính xác của số liệu nước này.
Theo Tùng Nhân, VOA
Xem thêm:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…