Đại sứ mới của Trung Quốc tại Mỹ sẽ tiếp tục ‘ngoại giao sói chiến’?

Sau hơn 4 tháng ông Tần Cương nhậm chức Ngoại trưởng, chiếc ghế trống Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) giao cho ông Tạ Phong hôm 23/5. Liệu vị đại sứ mới có tiếp tục phong cách ‘ngoại giao sói chiến’ vốn có của chính quyền này?

Ông Tạ Phong – Đại sứ mới của ĐCSTQ tại Mỹ. (Nguồn: PHILIP FONG/AFP/Getty)

Nhiều nguồn tin phân tích việc phía Trung Quốc chậm trễ bổ sung đại sứ tại Mỹ một phần vì quan hệ căng thẳng giữa hai bên, chỉ ra khả năng ông Tạ Phong có thể được bổ nhiệm cho vị trí này.

Việc ông Tạ Phong đến Mỹ cho thấy có thể Trung Quốc muốn xoa dịu quan hệ căng thẳng. Đầu tháng này, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã có cuộc hội đàm tại Vienna với nhà ngoại giao hàng đầu Vương Nghị của ĐCSTQ, cuộc hội đàm được hai bên mô tả là “thẳng thắn, sâu sắc, thực chất và mang tính xây dựng”. Trước đó, Tổng thống Mỹ Biden đã phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của Nhóm Bảy nước (G7) ở Hiroshima – Nhật Bản rằng quan hệ với Bắc Kinh nên “sớm tan băng”.

Về vấn đề này, cựu Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Ivan Kanapathy có quan điểm cho rằng thời điểm bổ nhiệm ông Tạ Phong “cho thấy hai bên đang tan băng… nhưng sẽ không đảo ngược hay ngăn chặn con đường ‘xua tan rủi ro’ mà hai bên đang tiến bước”.

Được biết, ông Tạ Phong cũng là nhân vật có thành tích ngoại giao “sói chiến”, trong thời gian quan chức này làm nhiệm vụ đặc phái viên ở Hồng Kông từng quy kết và lên án “bàn tay thế lực nước ngoài” gây ra phong trào người Hồng Kông chống dự luật dẫn độ. Vào tháng 7/2021 khi ông Tạ Phong hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lúc đó là Sherman (Wendy Sherman) cũng đã có những phát ngôn đầy ngạo mạn khiêu khích.

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, ông Tạ Phong sẽ có biểu hiện như thế nào sau khi đến Washington thì vẫn còn phải chờ xem.

Chuyên gia nổi tiếng của Mỹ về Trung Quốc, từng là phó trợ lý ngoại trưởng dưới thời chính quyền Clinton, ông Susan Shirk chia sẻ: “Ngoại giao chiến lang [của ĐCSTQ] khiến Washington khó tiếp nhận, tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu ông ấy (Tạ Phong) giống chiến lang hơn là người giải quyết vấn đề”.

Ông Tạ Phong đã đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp hội nghị thượng đỉnh Biden – Tập Cận Bình vào tháng 11 năm ngoái, ngoài ra còn là nhà đàm phán chính của ĐCSTQ trong đàm phán thỏa thuận trao đổi tù nhân liên quan đến giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Châu. Vào tháng 9/2021, Mỹ đã miễn trừ việc dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, đổi lại ĐCSTQ trả tự do cho hai công dân Canada đã bị giam giữ 3,5 năm.

Ông Tạ Phong (59 tuổi) tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Trung Quốc, gia nhập Bộ Ngoại giao từ những năm 1980 và đã một thời gian dài tham gia vào các công việc liên quan đến Mỹ.

Theo thông báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, trong vai trò Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, những tháng gần đây ông Tạ Phong đã gặp đại diện nhiều tập đoàn hàng đầu của Mỹ như Ford Motor (Ford Motor, F), Cohen Group, Blackstone, Juilliard School, Honeywell (HON)…

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

2 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

8 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

42 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

58 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago