Nhằm hạn chế suy giảm dân số, những năm qua Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng nhiều biện pháp để khuyến khích giới trẻ kết hôn và sinh con, nhưng số liệu chính thức cho thấy đăng ký kết hôn ở Trung Quốc năm 2024 vẫn giảm hơn 20% – được cho là mức giảm mạnh nhất trong trong 45 năm qua.
Có phân tích chỉ ra nhiều nguyên nhân của thực trạng nêu trên, chủ yếu nhất là suy thoái kinh tế Trung Quốc gây ra áp lực kinh tế lớn cho giới trẻ, ngoài ra còn có vấn đề chính sách một con trước đây gây mất cân bằng giới tính; quan niệm về gia đình suy yếu; và vấn đề dịch bệnh COVID-19 đã khiến rất nhiều người trong độ tuổi hôn nhân thiệt mạng…
Theo dữ liệu do Bộ Dân chính Trung Quốc công bố ngày 8/2, số đăng ký kết hôn trên toàn Trung Quốc năm 2024 là 6,106 triệu cặp, giảm 1,574 triệu cặp so với 7,68 triệu cặp vào năm 2023 (giảm 20,5%). So với mức cao nhất năm 2013 là 13 triệu, 11 năm sau (tức năm 2024) số lượng kết hôn trên toàn Trung Quốc giảm một nửa, mức thấp nhất trong 45 năm.
Theo trang The Paper, Bộ Dân chính Trung Quốc gần đây đã công bố số liệu thống kê cho quý 4/2024, cho thấy mong muốn kết hôn của người Trung Quốc tiếp tục giảm.
Hôm Chủ nhật (9/2), mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã có bình luận gây chú ý phản ứng với tin tức tỷ lệ kết hôn thấp kỷ lục. Một số cư dân mạng nói:
“Cuộc sống mệt mỏi như vậy, làm sao có can đảm để kết hôn? Than ôi!”
“Không dựa vào cha mẹ đơn giản là không đủ tiền mua nhà, kết hôn cũng là một khoản chi phí lớn.”
“Chi tiêu một mình còn có thể tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, chắc chắn hạnh phúc hơn sau khi kết hôn.”…
Ông Tần ở Thâm Quyến nói với Epoch Times rằng ông hoàn toàn là giai cấp vô sản, sống ở nhà thuê nhiều năm và chỉ tiết kiệm được chút tiền, nếu xây một ngôi nhà thì trong túi không còn gì cả, ông nghĩ rằng kết hôn và mua một chiếc xe hơi tất cả đều là những thứ bề ngoài…
Về tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đạt mức thấp nhất trong 45 năm qua, nhà bình luận thời sự người Mỹ gốc Hoa, ông Đường Tĩnh Viễn, nói với Epoch Times rằng nguyên nhân chính do suy thoái kinh tế nghiêm trọng. Đặc biệt là dịch bệnh bùng phát vào cuối năm 2019 tác động rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, trong tình hình đó số lượng đơn xin kết hôn tỷ lệ thuận theo.
Sau khi tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 16 – 24 tuổi ở các vùng đô thị của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 21,3% vào tháng 6/2024, ngay sau đó vào tháng 8 Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không công bố số liệu này nữa.
Ông Đường Tĩnh Viễn cũng nói rằng với sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc khiến ngành bất động sản bị mắc kẹt, kéo theo một số phúc lợi xã hội tương ứng cũng đã thay đổi. Những vấn đề kinh tế – xã hội dẫn đến chi phí kết hôn của những người trẻ tuổi quá cao, ngoài ra khi kết hôn thường phải cố gắng mua nhà, một khi mua nhà có nghĩa là bị mắc kẹt trở thành nô lệ cho căn nhà [trả góp, vay nợ…], khiến nhiều người sợ hãi; vấn đề nữa là sinh con phải chi phí rất cao nuôi dạy con cái cũng khiến nhiều người nản lòng với hôn nhân.
Nhiều quan chức và nhà xã hội học Trung Quốc cũng cho rằng việc suy giảm hôn nhân và sinh con ở Trung Quốc một phần là do chính sách hạn chế sinh con (1 con, 2 con) được thực hiện trong nhiều thập kỷ, dẫn đến số lượng thanh niên trong độ tuổi kết hôn giảm.
Theo thành phần giới tính của cuộc điều tra dân số mới nhất do ĐCSTQ công bố vào ngày 11/5/2021, tỷ lệ dân số nam và nữ ở Trung Quốc lần lượt là 51,24% và 48,76%, nam nhiều hơn nữ 34,9 triệu người, trong đó nam giới trong độ tuổi kết hôn từ 20 – 40 tuổi nhiều hơn nữ giới 17,52 triệu người, tỷ lệ giới tính là 105,07.
Chủ tịch Hiệp hội Tín thác Dân chủ Đài Bắc (Taipei Trust in Democracy Association) là Hoàng Thanh Long (Huang Ching-lung) nói với Epoch Times rằng hiện nay nền kinh tế Trung Quốc suy giảm nghiêm trọng khiến tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên rất cao, cộng với quá khứ chính sách một con hình thành những gia đình chỉ có “cậu ấm cô chiêu” nên tính cách tương đối tự tư tự lợi, muốn khuyến khích họ kết hôn thẳng thắn mà nói rất khó khăn.
Ông Hoàng cho biết xã hội Trung Quốc thường có quan niệm coi trọng nam khinh nữ, đặc biệt là trong chính sách một con trong những năm 90 vừa qua đã gây mất cân bằng tỷ lệ nam – nữ, điều này đương nhiên gây vấn đề bất lợi cho tỷ lệ kết hôn hoặc tỷ lệ sinh. Mặc dù Trung Quốc vào năm 2016 đã thay đổi chính sách một con và bây giờ thậm chí đã cởi mở khích lệ sinh 3 con, nhưng vấn đề là những yếu tố cấu trúc được tích lũy trong lịch sử [văn hóa trọng nam, tính cách con một, mất cân đối nam – nữ…] cùng với các điều kiện kinh tế xã hội tồi tệ hiện nay khiến tỷ lệ kết hôn và sinh khó tăng lên.
Ông Đường Tĩnh Viễn còn cho rằng thực ra còn có một nhân tố quan trọng hơn, đó là ĐCSTQ phá hoại hệ giá trị truyền thống của xã hội Trung Quốc. Trong quá khứ xã hội Trung Quốc rất mạnh những giá trị như “nam lớn cần kết hôn, nữ lớn cần lấy chồng”, đặc biệt là quan niệm nối dõi dòng họ luôn… Nhưng với sự thịnh hành hệ tư tưởng cực tả của ĐCSTQ, chẳng hạn như quan niệm về tình dục cởi mở phóng khoáng… gây phá hoại đạo đức của toàn xã hội, dẫn đến rất nhiều người trẻ ngày càng trở nên thờ ơ với quan niệm gia đình, đây cũng là nguyên nhân khiến rất nhiều thanh niên Trung Quốc thà độc thân còn hơn là lập gia đình.
Dân số Trung Quốc những năm gần đây vốn đã tăng trưởng âm. Cục Thống kê Quốc gia ĐCSTQ vào tháng Một năm nay công bố dữ liệu cho thấy, tổng số người sinh năm 2024 là 9,54 triệu, tỷ lệ sinh là 6,77‰ (mỗi 1000 người có khoảng 6,77 người mới sinh); số người chết là 10,93 triệu người, tỷ lệ tử vong là 7,76‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là tăng trưởng âm 0,99‰, đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp dân số Trung Quốc sụt giảm.
Đồng thời, dịch bệnh COVID-19 đã khiến một số lượng lớn người Trung Quốc thiệt mạng khi họ trong giai đoạn kết hôn. Đặc biệt là vào cuối năm 2022, cơ quan chức năng ĐCSTQ đã không theo thông lệ công bố số lượng thi thể được hỏa táng trong quý 4 năm đó, gây thêm những nghi ngờ về việc người chết quá nhiều trong đợt bùng phát COVID-19 kinh khủng khi đó.
Không ít người dân địa phương Trung Quốc cho rằng số liệu tử vong do dịch bệnh COVID-19 mà nhà chức trách công bố là vô lý, vì nhiều người già chết do COVID-19 không được đưa vào…
Vào tháng 7/2023, Sở Dân chính tỉnh Chiết Giang đã có động thái hiếm hoi khi công bố dữ liệu trên trang web chính thức của họ, cho thấy số người hỏa táng trong quý 1/2023 đã tăng 70%. Sau đó báo cáo này đã bị buộc phải gỡ bỏ.
Ông Hoàng Thanh Long cho rằng số người chết dự tính vài triệu người do COVID-19 sau khi ĐCSTQ đột ngột bỏ phong tỏa dịch bệnh, ước tính đó tuyệt đối không phải là phóng đại.
Ông Đường Tĩnh Viễn thì cho biết, sau 3 năm phong tỏa dịch bệnh của ĐCSTQ đã khiến số lượng lớn người Trung Quốc thiệt mạng khi họ trong tuổi kết hôn, nhưng chính quyền Trung Quốc cố gắng hết sức để che giấu. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế có rất nhiều tổ chức hoặc một số chuyên gia dựa trên mô hình dữ liệu lớn để nghiên cứu, họ gần như thống nhất kết luận là trong 3 năm này, số người chết thực sự vượt xa con số công bố chính thức của chính quyền Trung Quốc. Con số này có thể lên tới hàng chục triệu hoặc thậm chí cả trăm triệu. Vì vậy, do trong thời gian ngắn có số lượng lớn thanh niên và người trong độ tuổi kết hôn thiệt mạng, đó cũng là nguyên nhân sụt giảm số lượng người kết hôn sau đó.
Ông Hoàng Thanh Long tin rằng nền kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh vài thập niên qua là dựa vào ưu thế dân số trẻ, nhưng bây giờ phải đối mặt với tác động của lão hóa và xu thế sống không kết hôn khiến lợi thế đó ngày càng không còn, đây sẽ là một thách thức lớn để Trung Quốc thoát khỏi cái gọi là “bẫy thu nhập trung bình”.
Theo Phi Trân, Epoch Times
UBND quận Tây Hồ vừa thông báo tìm nhà đầu tư dự án xây dựng…
Nếu ý thức của chúng ta không biến mất khi qua đời, thì nó sẽ…
Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đi vào khai thác năm 2009, có…
Liên quan đến vụ sai phạm đất đai cấp 5 thửa đất không đúng đối…
Giá mỗi lít xăng RON 95-III tăng 150 đồng, E5 RON 92 tăng 150 đồng…
Cựu phóng viên Tân Hoa Xã là ông Cố Vạn Minh đã đăng một bức…