Dữ liệu kinh tế mới được Trung Quốc công bố cho thấy nền kinh tế nước này đang trong tình trạng giảm phát, các ngành công nghiệp, bất động sản và tiêu dùng đều yếu kém. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ gặp phải tình trạng ‘lạm phát trong trì trệ’/đình lạm (stagflation).
Dữ liệu kinh tế do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 15/12 cho thấy, trong tháng 11 lĩnh vực bất động sản tiếp tục xấu đi, cả doanh số bán hàng và đầu tư đều sụt giảm, nguyên nhân vì tâm lý tiêu cực của người mua nhà còn các nhà phát triển thì chìm trong nợ nần, hoạt động bán lẻ yếu hơn dự kiến cho thấy cần thêm hỗ trợ để thúc đẩy nhu cầu.
Do những rắc rối trên thị trường bất động sản, rủi ro nợ chính quyền địa phương và nhu cầu toàn cầu yếu đã làm chậm đà phục hồi, khiến dù Trung Quốc nới lỏng chính sách ‘Zero COVID’ thì nền kinh tế vẫn gặp khó khăn để đạt được sự phục hồi mạnh mẽ.
Một loạt chính sách hỗ trợ đã được chứng minh mang lại lợi ích hạn chế, như nhiều phân tích chỉ ra về vấn đề trì trệ cùng các vấn đề tồn tại lâu dài vẫn chưa thể cải thiện, gây áp lực buộc Bắc Kinh phải tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn.
Ông Vương Đan (Wang Dan), chuyên gia kinh tế trưởng tại Hang Seng Bank, cho biết: “Càng về cuối năm thì giao dịch càng ì ạch, ngành bất động sản Trung Quốc nhìn chung không muốn gánh thêm đòn bẩy, giá nhà vẫn ở mức quá cao so với thu nhập của người dân. Mọi người sẽ chờ đợi vòng xoáy đi xuống này chạm đáy”.
Dữ liệu cho thấy trong tháng 11 giá xây dựng nhà ở mới ở Trung Quốc đã giảm tháng thứ 5 liên tiếp, so với cùng kỳ năm trước thì đầu tư bất động sản từ tháng 1 – 11 giảm 9,4%, còn mức giảm từ tháng 1 – 10 là 9,3%.
Sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước, tăng từ mức tăng 4,6% trong tháng 10 và là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 9/2022.
So với cùng kỳ năm trước doanh số bán lẻ tăng 10,1% trong tháng 11, tăng mạnh từ mức tăng 7,6% trong tháng 10, chủ yếu do dữ liệu năm 2022 thấp do chính sách ‘Zero COVID’, cho nên dù tăng nhưng không đáp ứng được kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng trưởng 12,5%.
Các nhà phân tích tỏ ra thận trọng trong việc cải thiện dữ liệu sản lượng được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong sản xuất ô tô và sản xuất điện, lưu ý tình trạng giảm phát tại nhà máy ngày càng giảm tiếp vào tháng trước nên khả năng phục hồi hoàn toàn kinh tế vẫn còn xa.
Nhà kinh tế trưởng Bruce Pang tại Jones Lang LaSalle nói với Reuters: “Thị trường kỳ vọng các chính sách hỗ trợ tăng trưởng sẽ sớm có hiệu lực, nhưng do những hạn chế trong việc truyền tải chính sách và niềm tin kinh doanh, chúng vẫn chưa được chuyển đổi một cách hiệu quả thành tăng trưởng”.
Dữ liệu cho thấy các chỉ số khác trong tháng 11 chứng minh nền kinh tế Trung Quốc thiếu động lực. Nhập khẩu tiếp tục giảm trong khi xuất khẩu tăng lần đầu tiên trong 6 tháng, điều mà các nhà phân tích cho là do các nhà sản xuất đưa ra mức giá chiết khấu không bền vững. Trong khi đó, giá tiêu dùng giảm với tốc độ nhanh nhất trong 3 năm và tình trạng giảm phát tại nhà máy gia tăng.
Số liệu mới nhất do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 9/12 cho thấy nền kinh tế nước này đang suy thoái và tình trạng giảm phát ngày càng gia tăng: So với cùng kỳ năm trước thì chỉ số CPI (giá tiêu dùng) trong tháng 11/2023 giảm 0,5% (mức giảm lớn nhất trong 3 năm), còn chỉ số PPI (giá sản xuất) giảm 3,0%.
Hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới chứng kiến xu thế bùng nổ tiêu dùng khi các hạn chế về COVID-19 chấm dứt, do những người đã tiết kiệm tiền trong thời kỳ dịch bệnh sẵn sàng bắt đầu chi tiêu trở lại, còn các tổ chức kinh doanh cũng nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nếu giá cầu tăng mà gặp phải tình trạng thiếu nguồn cung (chẳng hạn như giá năng lượng tăng do chiến tranh Nga-Ukraine) sẽ dẫn đến lạm phát, tuy nhiên điều này đã không xảy ra ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích cảnh báo nền kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ kéo dài kiểu Nhật Bản, trừ khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc thực hiện các bước định hướng lại.
Julian Evans-Pritchard, người đứng đầu bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, cho biết trong một báo cáo: “Chúng tôi tin rằng các quan chức Trung Quốc đang đánh giá thấp quy mô cơ cấu của tình trạng suy thoái kinh tế Trung Quốc, tình trạng suy thoái đó sẽ không dễ dàng đảo ngược”.
Các cố vấn chính sách của Trung Quốc cho biết sẽ cần thêm các biện pháp kích thích nếu Chính phủ Trung Quốc hy vọng duy trì mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm là “khoảng 5%” vào năm 2024.
Tuần này, nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương rằng, ông sẽ đẩy mạnh điều chỉnh chính sách để hỗ trợ phục hồi kinh tế vào năm 2024, tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Cũng có quan điểm cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang ở tình trạng ‘lạm phát trong trì trệ’ (stagflation).
Thời báo Chứng khoán (Securities Times) của nhà nước Trung Quốc trước đây đã có bài chỉ ra, theo lý thuyết chu kỳ kinh tế thì một chu kỳ kinh tế xảy ra khoảng 50 năm một lần, từ những năm 1970 đến nay có thể xem là khoảng chu kỳ 50 năm nên lại xảy ra một số hiện tượng kinh tế quan trọng, ví dụ ‘lạm phát trong trì trệ’ (stagflation).
Lạm phát trong trì trệ là một hiện tượng kinh tế trong đó tỷ lệ lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp cao cùng tồn tại, đặc điểm của nó là tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ đầu tư thấp, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp.
Bài viết cho rằng có 3 khía cạnh chính cần được chú ý:
– Thứ nhất, tiền tệ đang được cung cấp với số lượng lớn. Theo lý thuyết số lượng tiền của Fisher (được coi là ông tổ của học thuyết tiền tệ) thì lạm phát thực chất là một hiện tượng tiền tệ, khi các yếu tố ảnh hưởng khác không thay đổi thì mức giá có quan hệ cùng chiều với lượng cung tiền.
– Thứ hai, giá hàng hóa tăng đồng loạt liên quan giá dầu tăng. Có những nguyên nhân từ phía cung và phía cầu dẫn đến sự tăng giá hàng hóa, nhưng nguyên nhân quan trọng hơn là tình trạng tràn ngập tiền tệ. Giá hàng hóa tăng hàng loạt chắc chắn sẽ làm tăng chi phí sản xuất và trở thành một trong những yếu tố chính đẩy tỷ lệ lạm phát cao.
– Thứ ba, thâm hụt tài chính đã trở thành bình thường. Theo lý thuyết kinh tế, sự tồn tại của thâm hụt tài chính, đặc biệt là thâm hụt quy mô lớn, sẽ lấn chiếm các nguồn lực kinh tế và làm giảm nguồn lực kinh tế dành cho vốn tư nhân, dẫn đến tăng chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp và gây tăng giá.
Nhà bình luận Đường Tĩnh Viễn (Tang Xinyuan) của Vision Times chỉ ra, bài viết từ truyền thông nhà nước Trung Quốc dường như có một số gợi ý rằng nội bộ nhà cầm quyền Trung Quốc dường như cũng thúc đẩy hành động tương ứng liên quan, vì mô hình thể chế tại Trung Quốc đã mặc định khả năng nhà cầm quyền can thiệp vào nền kinh tế, nghĩa là bối cảnh này khiến xu thế thúc đẩy mạnh mẽ hơn kế hoạch hóa nền kinh tế, gây lo ngại hơn về sự tái diễn như thời Cách mạng Văn hóa.
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…