Trung Quốc

Hàng ngàn trẻ chờ điều trị ở Bệnh viện Nhi Bắc Kinh

Mới đây, 4000 -5000 người đã chen chúc trong phòng khám đêm chật hẹp của Khoa Nội thuộc Bệnh viện Nhi Bắc Kinh. Đến sáng sớm vẫn còn hơn 2.000 trẻ em đang chờ điều trị.

Phòng khám ngoại trú nhi khoa của một bệnh viện ở Bắc Kinh rất đông phụ huynh và trẻ em, ảnh ngày 23/11/2023. (Nguồn: JADE GAO/AFP qua Getty Images)

Người dân Bắc Kinh: Tình hình lây nhiễm ở Bắc Kinh cực kỳ nghiêm trọng

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc Đại Lục chứng kiến ​​tỷ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp cao, một số người bị nhiễm nhiều mầm bệnh đường hô hấp cùng lúc, tình trạng “lây nhiễm hỗn hợp” gây hoảng loạn.

Ông Vương Nhất Dân (Wang Yimin), bác sĩ điều trị tại Khoa Hô hấp và Chăm sóc bệnh triệu chứng nặng tại Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật, nói với truyền thông Trung Quốc: “Lây nhiễm hỗn hợp không phải là hiếm. Hầu hết các trường hợp lây nhiễm hỗn hợp trên lâm sàng là kết hợp virus + vi khuẩn hoặc virus + mycoplasma.”

Ông cho biết, thời gian gần đây, trẻ em chủ yếu nhiễm mycoplasma pneumoniae, sau đó nhiễm lẫn với các loại virus đường hô hấp thông thường (như virus cúm, virus hợp bào hô hấp, adenovirus); người lớn chủ yếu nhiễm virus đường hô hấp, sau đó nhiễm hỗn hợp với mycoplasma pneumoniae.

Cô Lâm (Lin), một công dân Bắc Kinh, nói với phóng viên Epoch Times hôm 26/11 rằng tình hình dịch bệnh ở trẻ em ở Bắc Kinh vô cùng nghiêm trọng. Hơn một nửa số học sinh trong một trường bị nhiễm bệnh gián tiếp hoặc trực tiếp. “Cả gia đình chúng tôi (vợ chồng và hai con) đều bị nhiễm bệnh. Nhiều phụ huynh ở Bắc Kinh cũng bị nhiễm bệnh. Giáo viên cũng vậy”.

Vào ngày 21/11 /2023, Bệnh viện Nhi Bắc Kinh đã chật kín người. (Ảnh chụp màn hình)

Cô Lâm cho biết triệu chứng chính của con gái cô là ho. Hầu hết các triệu chứng của mọi người đều là ho đầu tiên. Ở nhóm trẻ đi học, phụ huynh có con ốm sẽ gửi đơn xin nghỉ phép điện tử. Ngày nào cô cũng thấy nguyên nhân trẻ em trong lớp xin nghỉ, cơ bản 80% trong số đó là do ho. Hơn nữa khi lặp đi lặp lại sẽ gây viêm và sốt. Sau đó kiểm tra thì phát hiện ra đó là một loại virus phức hợp, khác với những năm trước.

Cô cho biết, loại bệnh lây nhiễm này và loại virus này rất khó trừ tận gốc, nhưng dường như đã khỏi, trẻ không còn ho và sổ mũi nữa, sau thời gian theo dõi 3 ngày (trong 3 ngày không có các triệu chứng này ở trẻ), sau đó lại để trẻ đến trường, trong vòng 2 ngày, chúng lại ho, thậm chí một số còn phát sốt trong đêm sau khi đi học về.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, lúc 21:00 ngày 24/11, chỉ có phòng cấp cứu và phòng khám nhi ở tầng 2 tòa nhà ngoại trú của Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh còn sáng đèn. Có một bác sĩ đang ngồi ở phòng khám nhi.

Con của Trương Cát (Zhang Ji) có thứ tự xếp hàng là 555. Con của cô năm nay 13 tuổi và đã xuất hiện triệu chứng cảm lạnh 3 lần kể từ đầu tháng 10. Lần này là cuối tháng 11, bé sốt cao liên tục 3 ngày không thuyên giảm, còn ho, sổ mũi, chóng mặt, uống azithromycin tại nhà vì nhiễm mycoplasma nhưng không có tác dụng nên cô quyết định đưa con đến bệnh viện.

Trương Cát cho biết, trong thời gian gần đây, nhiều học sinh trong lớp con của cô đã nghỉ phép vì bệnh hô hấp, và một số cháu đã không đến lớp trong hai tuần liên tiếp. Mới hôm trước, nhà trường tổ chức họp phụ huynh, cô phát hiện nhiều phụ huynh cũng ho.

Con của Từ Cẩm (Xu Jin) cũng bị lây nhiễm lặp lại. Từ Cẩm vội vã đưa con từ Thiên Tân đến Bệnh viện Nhi Bắc Kinh. Vợ chồng cô có 2 con, đứa lớn 6 tuổi, đứa thứ hai mới 1 tháng tuổi. Con lớn sốt và ho liên tục đã hơn một tháng. Cô nghi ngờ con mình bị lây nhiễm từ một học sinh trong lớp. Gần đây cháu thứ hai cũng bị ho và không ra đờm được, cô lo lắng con bị ngạt thở.

Sáng sớm ngày 24/11, sau 24 giờ vất vả, cuối cùng cô cũng đưa được hai con đi khám, bé thứ hai được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh, còn bé lớn được truyền dịch theo đơn thuốc từ phòng khám buổi tối.

Đông nghịt người tại phòng khám buổi tối của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh

Cô Lâm cho biết, tình hình hiện nay ở Bắc Kinh là giường bệnh ở các bệnh viện nhi cỡ lớn đều kín.

Tờ Quan sát Kinh tế (Economic Observer) hôm 25/11 đưa tin, từ 4:00 chiều đến 2:00 sáng những ngày này, phòng khám nội khoa ban đêm của Bệnh viện Nhi Bắc Kinh đã trở thành một trong những không gian đông đúc nhất thành phố, với 4000 – 5000 người trong một không gian chật hẹp vài trăm mét vuông với mùi thuốc, tiếng khóc của trẻ và tiếng từ loa gọi số từ bàn phân loại điều trị.

Vào lúc 1:00 sáng ngày 25/11, màn hình ngang điện tử của Phòng khám Xiaoye thuộc Khoa Nội nội thông báo: “Quý khách vui lòng mang phiếu xét nghiệm đến bàn phân loại trong số 1200 để nộp số”. Lúc này, có hàng chục phụ huynh xếp hàng sau số 1100, và đứng ngoài phòng khám xếp hàng. Một nhân viên cho biết lô số 1200 này đã là lô số 1200 thứ 3 trong ngày hôm đó. Tại trung tâm truyền dịch trên tầng hai, con số đã lên tới thứ 2028.

Thật khó tìm được chỗ tại trung tâm truyền dịch vào những giờ cao điểm về đêm. Trẻ em được cha mẹ đặt ngồi trên xe cắm trại, xe lăn, thảm dã ngoại, thảm tập yoga, người lớn cầm chai dịch truyền trên tay hoặc treo chai lên tường.

Cô Lâm cho biết, hiện tại Bắc Kinh có rất nhiều người sốt cao do dòng người qua lại dày đặc đến mức ngay cả những người không bị bệnh cũng dễ dàng bị lây nhiễm. Ví dụ: bạn có thể bị nhiễm bệnh khi xếp hàng đăng ký hoặc nộp phí. Có hàng dài ở những nơi này. Lây nhiễm chéo có thể xảy ra khi xếp hàng, ngay cả khi bạn đeo khẩu trang.

Cô cho biết hiện nay, khi đặt lịch hẹn trực tuyến với bác sĩ chuyên khoa, một số bệnh viện phải chờ tới 2 – 3 tháng và thường không có lịch hẹn.

Bà Triều Sảng (Chao Shuang), bác sĩ trưởng khoa nhi tại Bệnh viện Trường Canh Thanh Hoa ở Bắc Kinh (Beijing Tsinghua Changgeng Hospital), cho biết số phòng khám ngoại trú về bệnh hô hấp tại khoa của bà đã tăng hơn 100% so với mùa hè và 30% đến 50% so với tháng 9 và tháng 10, “Chúng tôi vẫn chưa thấy điểm uốn nào.”

Một bác sĩ bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em quận Thuận Nghĩa, TP. Bắc Kinh cho biết, kể từ khi dịch mycoplasma bùng phát, số trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện ở mức cao.

Cha mẹ đưa con đến nhiều bệnh viện khi uống thuốc không có hiệu quả

Nhiều bậc cha mẹ đã đưa con đến gặp bác sĩ ở các bệnh viện khác trước khi hòa vào đám đông đông đúc tại các bệnh viện cấp 3A lớn như Bệnh viện Nhi Bắc Kinh.

Hôm 25/11, lúc 1:30 sáng, Đường Tinh (Tang Xing) và đứa con 8 tuổi của cô đang chuẩn bị ngủ trên ghế ở sảnh chờ. Cô đến từ Diên Khánh, ngoại ô Bắc Kinh, con cô bị ho đã 5 ngày, khó thở, đau ngực, viêm phổi và sốt cao 39 độ. Bé được cho dùng azithromycin trong 3 ngày tại bệnh viện địa phương ở Diên Khánh nhưng không có tiến triển gì.

Khoảng 9:00 tối ngày 24/11, cô cùng người nhà lớn tuổi và con đến Bệnh viện Nhi Bắc Kinh, họ gọi đến số 900, đến khoảng 0:30 sáng ngày 25/11 thì việc thăm khám cho cháu mới hoàn tất.

Sau 8:00 sáng ngày 25/11, Đường Tinh vẫn cần đưa con đi xét nghiệm axit nucleic mycoplasma. Sau khi xét nghiệm, cô phải tìm bác sĩ khám ngoại trú để kiểm tra kết quả xét nghiệm và viết đơn thuốc, cô nhận được số thứ tự xếp hàng ngày 25/11 phòng khám nội ngoại trú là hơn 500.

Lý Thần (Li Chen) cũng là một phụ huynh đang phải vật lộn với chẩn đoán con mình bị nhiễm mycoplasma. Cô con gái 6 tuổi của cô bắt đầu sốt cao và ho nặng hơn vào đêm 16/11. Hai vợ chồng cô đã đưa con gái đến Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật để khám vào buổi tối. Bác sĩ kê đơn azithromycin và các loại thuốc khác, nhưng sau khi uống thuốc, các triệu chứng của con gái cô vẫn không thuyên giảm và cháu sốt lên tới 40 độ.

Sáng ngày 17/11, Lý Thần cùng con vội vàng đến Bệnh viện Nhi Bắc Kinh, lúc đó số người xếp hàng đã lên tới hơn 700 người. Kết quả xét nghiệm vẫn cho thấy mycoplasma, cúm A, cúm B âm tính, bác sĩ kê đơn azithromycin trong 5 ngày. Nhưng đến ngày 20/11, bé vẫn sốt và ho ngày càng nặng, Lý Thần lo lắng đăng ký khám tại Phòng khám sốt trẻ em của Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật vào buổi trưa. Nhưng khi nhìn biển số xếp hàng là hơn 580, phía trước có gần 300 người. Bác sĩ trực nói với cô rằng đến 7:00 sáng mai mới tới số này, và khuyên cô không nên gọi điện nữa.

Đến 18:00 ngày 20/11, Lý Thần đến Bệnh viện Đa khoa Hàng không để đăng ký lại và được thông báo cần đợi ít nhất 7-10 tiếng mới đến lượt.

Lý Thần ôm lấy hy vọng cuối cùng và quay trở lại Bệnh viện Hữu nghị Trung – Nhật, may mắn thay, bệnh viện đã mở thêm phòng khám sốt trẻ em vào ban đêm. Đến ngày 22/11, con cô lại sốt lên tới 39 độ, cơn sốt cao kéo dài gần 1 tuần khiến Lý Thần vô cùng lo lắng. Chiều hôm đó, con gái cô được vào nằm tại Bệnh viện Nhi Bắc Kinh.

Ngày đầu tiên nhập viện, bác sĩ cho biết do phổi trái bị đông cứng nặng nên có thể cần phải rửa phổi.

Trẻ em đến khoa nhi của bệnh viện cộng đồng để truyền dịch

Các bệnh viện nhi ở Bắc Kinh rất đông người, giới chức khuyến cáo người dân nên đến bệnh viện cộng đồng để truyền dịch. Được biết, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Đại học Bắc Kinh đã khởi động “cabin vuông” được xây dựng trong thời gian phong tỏa vì COVID-19 làm phòng truyền dịch tạm thời.

Cô Lâm cho biết, Bắc Kinh từ lâu đã khuyến cáo người dân đến bệnh viện cộng đồng để truyền dịch.

Theo báo cáo, vào lúc 10:30 sáng ngày 24/11, 5 gia đình có trẻ em chờ đợi bên ngoài phòng khám nhi của Trung tâm Dịch vụ Y tế phố Bát Lý Trang ở quận Triều Dương. Một ông lão hơn 70 tuổi đang ngồi trên chiếc ghế dài ở hành lang chờ bác sĩ gọi số, con dâu của ông đang đợi dưới sân với đứa cháu trai bị cảm lạnh.

Tại Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Vọng Kinh, nhiều trẻ em đã đợi bên ngoài phòng khám trước 1:00 chiều.

Ngoài ra còn có rất nhiều trẻ em bên ngoài phòng khám ngoại trú nhi khoa của Trung tâm Dịch vụ Y tế Cộng đồng Tam Lý Đôn, đến 12:00 trưa, bác sĩ vẫn chưa kết kết thúc khám ngoại trú buổi sáng. Bác sĩ điều trị cho biết cô là bác sĩ nhi khoa được thuê từ bên ngoài bệnh viện cộng đồng, cô thấy số trẻ mắc bệnh về đường hô hấp gia tăng gần một tuần nay.

Phương Hiểu, Lạc Á

Published by
Phương Hiểu, Lạc Á

Recent Posts

Cựu Dân biểu Matt Gaetz rút lui khỏi vị trí ứng cử viên tổng chưởng lý

Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…

1 phút ago

Ông Trump bán cây đàn guitar có chữ ký với giá hơn 10.000 USD

Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…

20 phút ago

Bệnh tiểu đường gây tổn thương võng mạc như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…

39 phút ago

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

2 giờ ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

2 giờ ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

3 giờ ago