Hội nghị G20: Anh rời khỏi EU và khủng hoảng ngành thép là điểm nóng

Chiều ngày 4/9, Hội nghị Thượng đỉnh nhóm 20 quốc gia (G20) đã chính thức khai mạc tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Tình hình kinh tế toàn cầu là nội dung nghị sự chính của hội nghị. Ngoài ra, nguy cơ của ngành thép toàn cầu cũng như vấn đề Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU cũng là các điểm nóng nghị sự.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu khai mạc Hội nghị G20 nói rằng “kinh tế thế giới đang ở một thời điểm quan trọng”, mặc dù vẫn duy trì xu hướng hồi phục, tuy nhiên đối mặt với các thách thức và rủi ro về hàng loạt vấn đề như thiếu động lực tăng trưởng, nhu cầu toàn cầu yếu, thị trường tài chính nhiều biến động và thương mại toàn cầu bị đình trệ. Ông hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh có thể hoạch định ra một chiến lược tổng thể làm “liều thuốc” đưa nền kinh tế thế giới đi theo hướng “mạnh mẽ, bền vững, cân đối và toàn diện”.

Ông Tập nói thêm: “Chúng ta cần phải biến G20 thành một nhóm hành động, hơn là một hội nghị đàm thoại”.

Trước khi G20 khai mạc, tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã cảnh báo năm nay có thể cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu một lần nữa.

Sau khi Anh rời khỏi EU, tổ chức IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu xuống mức 3,1% và dự báo cho năm sau xuống mức 3,4%.

Anh rời khỏi EU

Vấn đề Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu là một điểm được Hội nghị quan tâm.

Sau buổi họp, tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Anh bà Theresa May đã dự một buổi họp báo chung. Ông Obama nói rằng điều cần ưu tiên hàng đầu hiện nay là Anh rời khỏi EU đúng theo ý nghĩa mà người ta hiểu về từ đó.

Ông cũng cảnh báo rằng Mỹ sẽ đặt ưu tiên hơn các đàm phán thương mại với liên minh châu Âu (Hiệp định thương mại và đầu tư Đại Tây Dương) trước các đàm phán thương mại với Anh.

Đây là lần đầu tiên bà Theresa tham dự Hội nghị G20.

Tại Hội nghị, chính quyền Nhật Bản cũng bày tỏ cảnh báo nghiêm túc với việc Anh rời khỏi châu Âu sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến các công ty Nhật tại Anh. Các công ty Nhật như là công ty tài chính Nomura, công ty sản xuất xe hơi Honda, Nissan, Toyota và nhà sản xuất Hitachi đặt trụ sở cho thị trường châu Âu ở Anh. Các công ty Nhật ở Anh tuyển dụng khoảng 140.000 nhân viên.

Lò phản ứng hạt nhân Hinkley Point

Bà Theresa May cũng sẽ thảo luận với ông Tập Cận Bình về lò phản ứng hạt nhân do các công ty Trung Quốc và Pháp đặt tại Hinckley Point ở Tây Nam nước Anh. Lễ ký kết dự định được diễn ra vào ngày 29/7 tuy nhiên đã bị hoãn lại bởi bà May, một phần có quan ngại về sự liên quan của dự án đến chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau sự việc, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Anh đã trở nên căng thẳng.

Khủng hoảng ngành thép

Trong ngày đầu tiên của Hội nghị G20, việc Trung Quốc tiếp tục sản xuất thép giá rẻ đã được thảo luận.

Một số quốc gia cho rằng Trung Quốc đang đẩy thép giá rẻ sang nước họ, gây ra tình trạng thất nghiệp lớn.

Ông Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu phát biểu tại G20 rằng, Trung Quốc cần phải tự mình giải quyết vấn đề dư thừa sản xuất và cho biết, trong những năm gần đây, ngành thép của châu Âu bị mất rất nhiều việc làm, đó là “điều không thể chấp nhận được”.

“Dư thừa sản xuất là một vấn đề toàn cầu, nhưng nó lại mang một số yếu tố đặc biệt đến từ Trung Quốc”, ông Juncker nói.

Ông Juncker cũng cho biết Ủy ban châu Âu cũng sẽ giữ nguyên lập trường về án phạt cho Apple. Ông nói rằng quyết định đó “dựa trên thực tế và luật pháp”. Ủy ban châu Âu gần đây đã phán quyết rằng Apple sẽ vẫn phải trả tất cả các khoản thuế đã được chính quyền Ireland giảm trước đây. Tổng mức lên đến 14,5 tỷ đô la, là mức phạt cao nhất từ trước đến nay của EU đối với việc tránh thuế.

Không có đột phá

Trong ngày thứ nhất của Hội nghị, các lãnh đạo đã tiến hành nhiều cuộc hội đàm song phương để thảo luận các vấn đề về thương mại, biến đổi khí hậu, an ninh khu vực, khủng hoảng ở Syria.

Hội nghị sẽ tiếp tục vào ngày thứ Hai (5/9) để thảo luận về kinh tế thế giới, các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, khủng bố, y tế và người tị nạn vào châu Âu.

Các quốc gia tham gia Hội nghị G20 chiếm đến 80% tổng GDP toàn cầu và 2/3 dân số thế giới. Tuy nhiên, AFP dẫn lời một chuyên gia cho biết, hiện nay không có khủng hoảng nào quá cấp bách nên các lãnh đạo sẽ không sử dụng các biện pháp nào quá đặc biệt, vì vậy mà hội nghị sẽ không có nhiều đột phá.

Tự Minh

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

12 phút ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

39 phút ago

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

1 giờ ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

1 giờ ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

2 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

2 giờ ago