Categories: Kinh tếTrung Quốc

Huawei Trung Quốc phủ nhận bị cuốn vào cuộc chiến thương mại

Bên cạnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang nổ ra, nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông Huawei hàng đầu Trung Quốc do có bối cảnh phức tạp nên đã thu hút sự chú ý của dư luận rằng liệu hãng này có trở thành mục tiêu trừng phạt tiếp theo của Mỹ sau ZTE hay không. Vào ngày 8/7, Huawei đã có động thái về vấn đề này. Ngoài ra, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) cho biết hãng này sẽ mua thêm 50 triệu chip Qualcomm của Mỹ trong năm nay.

 

Ngày 8/7, Huawei cho biết trong năm nay hãng này vẫn tiếp tục mua chip điện tử của Mỹ (Ảnh: Getty Images)

Vào ngày 6/7 qua, chỉ sau khi Mỹ quyết định áp thuế nhập khẩu 34 tỷ đô la Mỹ đối với hàng hoá Trung Quốc, ngay lập tức Trung Quốc cũng đưa ra quyết định tương tự để trả đũa, như vậy hai nền kinh tế đứng thứ nhất và thứ hai thế giới đã bước đầu lao vào con đường nguy hiểm của một cuộc chiến thương mại toàn diện.

Ngày 08/7, Chủ tịch luân phiên Huawei là ông Hồ Hậu Côn (Hu Houkun) trả lời tờ báo Pháp Le Journal du Dimanche rằng, ông tin rằng Huawei sẽ không trở thành mục tiêu trừng phạt của Mỹ, trong năm nay Huawei sẽ tiếp tục mua con chip của Mỹ. Ông nói: “Chính sách của chúng tôi là tuân thủ chặt chẽ tất cả các luật và quy định của châu Âu, Liên Hiệp Quốc và Mỹ.”

Khi được hỏi liệu Huawei có thể hoạt động bình thường mà không cần linh kiện của Mỹ, ông Hồ Hậu Côn cho biết rằng chuỗi cung ứng vật tư của Huawei được quốc tế hóa. “Chúng ta phải giữ thái độ cởi mở, và chọn công nghệ tốt nhất, sản phẩm tốt nhất. Vì vậy năm nay chúng tôi sẽ tiếp tục mua con chip của Mỹ.”

Ngày 04/7, trong ấn phẩm nội bộ “Tiếng nói cộng đồng” của Huawei đã công bố bài viết của người sáng lập Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) có tựa đề “Tinh thần quản trị tốt, thập kỷ phục hưng”, qua đó đã bày tỏ quan điểm đối với chủ đề nóng gần đây liên quan đến Huawei.

Trong bài viết, ông Nhậm Chính phi chỉ ra: “Năm nay chúng tôi vẫn muốn mua thêm 50 triệu bộ chip của Qualcomm, chúng tôi sẽ không bao giờ đi theo hướng đối đầu, chúng tôi sẽ luôn là bạn bè với Intel, Broadcom, Apple, Samsung, Microsoft, Google, Qualcomm…”.

Từ góc nhìn của ông Nhậm Chính Phi, phát triển chip là vấn đề không thể nhanh chóng, “Không chỉ là vấn đề công nghệ, thiết bị, vật tư, thị trường chứng khoán, còn quá nhiều chuyện. Chúng tôi phải thực tế, tự lượng sức mình, vấn đề nhân lực chúng tôi còn rất lạc hậu, không dễ dàng bắt kịp. Về những vấn đề này chúng tôi cần một kế hoạch chiến lược cho một tầm nhìn cao hơn.”

Tháng trước có một số nghị sĩ Mỹ khẳng định rằng Huawei cung cấp kinh phí nghiên cứu cho các trường đại học Mỹ gây “mối đe dọa lớn” đối với an ninh quốc gia, điều này đã trở thành cơn bão mới nhất của Huawei tại Mỹ. Trước đây, Huawei và công ty viễn thông lớn nhất nước Mỹ là AT & T đã hợp tác bán điện thoại di động Huawei tại Mỹ, nhưng cuối cùng vì vấn đề an ninh mà đã hợp tác phải dừng lại.

Trong những năm gần đây, Huawei đã xảy ra nhiều scandal, những nhân viên từng làm việc tại Huawei tiết lộ ra ngoài rằng các hoạt động bên trong của Huawei như dịch vụ bí mật, trong hoạt động kinh doanh, triển khai nhân sự đều làm theo lệnh Chính phủ Trung Quốc, và cung cấp dịch vụ cho các đơn vị chiến tranh mạng tinh nhuệ của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Huawei là nhà sản xuất thiết bị mạng viễn thông lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất smartphone lớn thứ ba trên thế giới. Còn ZTE cũng là tập đoàn có bối cảnh hoạt động tương tự như Huawei, sau tình trạng “bị choáng” đến nay cũng chưa phục hồi bình thường như trước được.

Vào ngày 2/7, Bộ Thương mại Mỹ đã ra thông báo tạm thời dỡ bỏ một phần lệnh cấm đối với ZTE. Theo thông báo: Từ ngày ra thông báo cho đến ngày 1/8, dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu đối với ZTE trong điều kiện có hạn. Nhưng lệnh cấm 7 năm đối với ZTE vẫn chưa được chính thức hủy bỏ. Thông báo này dành cho các công ty đã kinh doanh với ZTE, có kỳ hạn là một tháng. Theo đó các sản phẩm mà các công ty này bán cho ZTE phải được sử dụng trong các lĩnh vực sau: Thứ nhất là để hỗ trợ duy trì vận hành các mạng internet và các thiết bị hiện đang hoạt động; tiếp theo là hỗ trợ cho điện thoại di động đang hoạt động; thứ ba là được sử dụng cho nghiên cứu an ninh mạng và công bố lỗ hổng; ngoài ra có một điều kiện là các quỹ giao dịch liên quan phải được phép của Bộ Thương mại Mỹ.

Ngày 04/7, Bloomberg Mỹ đưa tin rằng ZTE bị mất hợp đồng từ nhà điều hành di động lớn nhất của Ý, hãng Ericsson đã giành được hợp đồng cung cấp thiết bị không dây trị giá 600 triệu Euro, như vậy ZTE lại bị thêm một cú sốc nữa. Việc ZTE có thể phục hồi hoạt động đến mức nào còn phải chờ xem.

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Đài Loan từ chối yêu cầu dời văn phòng đại diện khỏi thủ đô Nam Phi

Chính phủ Nam Phi yêu cầu Đài Loan dời văn phòng đại diện tại Nam…

23 phút ago

Mỹ điều tra vụ thiết bị Huawei có chip TSMC, cuộc chiến chế tài chip leo thang

TSMC thông báo rằng một trong những con chip của họ bị phát hiện sau…

36 phút ago

TQ: Bé trai 14 ngày tuổi bị bán, một “đường dây buôn bán trẻ em” bị phá

Tối 19/10, chỉ sau ít phút hai ô tô gặp nhau tại ngã tư Giang…

53 phút ago

Tổng thống Ukraine Zelensky nói Đức ‘sợ’ Nga

Berlin không ủng hộ tư cách thành viên NATO của Kiev vì lo sợ phản…

54 phút ago

Mắm và dân tộc

Giá viết được một cuốn toàn thư về mắm Việt Nam càng hay: đó là…

57 phút ago