Categories: Kinh tếTrung Quốc

Kinh tế Trung Quốc tháng 10 suy giảm mạnh do thương chiến

Các báo cáo con số kinh tế tháng 10 của Trung Quốc xấu hơn nhiều dự đoán do nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tiếp tục phải chịu đựng những hậu quả liên tục của cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, trong bối cảnh thị trường hoài nghi về việc thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ có thể ký kết được hay không. 

Theo công bố của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn con số dự đoán trung bình 5,7% mà Reuters khảo sát, và yếu hơn nhiều con số 5,8% của tháng 9.

Báo cáo cũng cho thấy các ngành kinh tế khác của Trung Quốc suy giảm mạnh trong tháng 10, trong đó tăng trưởng ngành bán lẻ thấp nhất trong vòng 16 năm và tăng trưởng đầu tư tài sản cố định thấp nhất từng ghi nhận.

Các con số đáng thất vọng thể hiện một bắt đầu khó khăn cho giai đoạn 3 tháng cuối năm 2019 và sẽ gây sức ép khiến Bắc Kinh phải tung ra các gói hỗ trợ kinh tế mới sau khi tăng trưởng quý 3 rơi xuống mức thấp nhất gần 30 năm và ngành sản xuất công nghiệp chịu thiệt hại nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Những số liệu này đã củng cố quan điểm của chúng tôi rằng các cơn gió ngược chống lại tăng trưởng kinh tế vẫn rất mạnh và nền kinh tế này vẫn chưa rơi xuống đến mức thấp nhất”, tập đoàn tài chính Nomura viết trong một phân tích về kinh tế Trung Quốc.

Nomura cũng dự đoán rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm từ 6% quý 3 xuống 5,8% quý 4.

Theo Reuters, nhìn chung hoạt động nhà máy của Trung Quốc duy trì sự ảm đạm trong tháng 10, chỉ số giá nhà sản xuất giảm sút ở tốc độ nhanh nhất trong hơn 3 năm và các hoạt động sản xuất rơi vào vùng suy giảm trong 6 tháng liên tiếp.

Giá trị xuất khẩu công nghiệp của Trung Quốc tháng 10 cũng giảm 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Sản lượng thép giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng qua và lần đầu tiên sản lượng xi măng rơi vào tăng trưởng âm trong hơn một năm qua.

Trái với suy đoán của nhiều chuyên gia kinh tế trước kia rằng Mỹ là bên chịu hậu quả lớn hơn trong thương chiến với Mỹ, nền kinh tế Mỹ duy trì sức mạnh nội tại vững vàng. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đang ở mức kỷ lục cao nhất mọi thời đạt, tỷ lệ thất nghiệp thấp, mức lương tăng ổn định đã giữ cho sức mua tiêu dùng mạnh mẽ ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Thương chiến với Mỹ công với xung đột thương mại gần đây với nền kinh tế Nhật Bản đã khiến cho các kết quả kinh tế tháng 10 của Trung Quốc suy giảm thậm tệ.

Đầu tư vào tài sản cố định được thúc đẩy bằng chiến dịch bơm tiền để xây dựng Bắc Kinh và là một yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, cũng chỉ tăng trưởng 4,2% trong giai đoạn từ tháng 1-10, thấp hơn kỳ vọng là 4,5%.

Trong khi đó, đầu tư và tăng trưởng doanh số bất động sản của Trung Quốc đều suy giảm đến mức thấp nhất trong tháng 10, cho thấy một cột trụ tối quan trọng trong nền kinh tế này đang yếu đi.

Người tiêu dùng Trung Quốc đang phải đối mặt với tình cảnh lạm phát và giá tiêu dùng tăng cao trong vài tháng qua, với việc giá thịt lợn và các loại thịt khác tăng chóng mặt. Doanh số bán lẻ chỉ tăng 7,2% so với tháng 10 năm ngoái, không đạt chỉ tiêu 7,9% và xuống mức thấp nhất bằng với hồi tháng 4.

Nhằm thay đổi hiện trạng kinh tế, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc hôm thứ Tư cam kết sẽ giảm yêu cầu tỷ lệ vốn tối thiểu cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.

Để thúc đẩy tăng trưởng trở lại, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vừa cắt giảm lãi suất lên các khoản vay trung hạn một năm cho các tổ chức tài chính khác, một lãi suất chính sách quan trọng, lần đầu tiên từ năm 2016.

“Kết quả kinh tế vẫn phải đối mặt với một số rủi ro và thách thức mà không thể coi thường. Trong giai đoạn tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện hoàn tất các chính sách điều chỉnh ngược chu kỳ”, người phát ngôn Cục thống kê Liu Aihua nói trong buổi họp báo. Trước đó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng nhắc đến việc sử dụng các công cụ kinh tế hiệu quả hơn như phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và “điều chỉnh ngược chu kỳ”. 

Trong khi quan chức Trung Quốc tích cực thúc đẩy về một thỏa thuận hòa hoãn giai đoạn một với Mỹ, thì Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục phủ nhận và gửi tín hiệu “nhiễu” rằng ông chưa quyết định giảm thuế cho Trung Quốc hay bất cứ điều gì. Mới đây, ông Trump còn khẳng định rằng ông sẽ tăng mạnh thuế thêm nữa lên Trung Quốc nếu hai nước không ký được thỏa thuận.

Đức Trí

Xem thêm:

Đức Trí

Published by
Đức Trí

Recent Posts

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

5 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

10 phút ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

44 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 giờ ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

1 giờ ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

1 giờ ago