Hệ thống lao động tù nhân cưỡng bức ở Trung Quốc là một mảng tối bên trong cái gọi là “sự phát triển thần kỳ” của Bắc Kinh, đất nước tự hào là “công xưởng của thế giới” với các lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Nhiều công ty và khách hàng trên thế giới đã vô tình tiếp tay cho hành động vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.
Trong suốt ba năm ròng rã, bà Li Dianqi phải làm việc khoảng 17 giờ mỗi ngày trong một nhà tù ở Trung Quốc để may quần áo rẻ tiền, từ áo lót cho đến quần tây. Bà phải làm việc không lương và sẽ bị sự trừng phạt nếu không đạt được chỉ tiêu.
Có lần, một nhóm khoảng 60 công nhân không hoàn thành chỉ tiêu đã bị buộc phải làm việc liên tục ba ngày mà không được phép ăn hay đi vệ sinh. Lính canh sẽ sốc điện các tù nhân bằng bất cứ khi nào họ ngủ gật.
Đó là những gì được bà Li mô tả về hệ thống lao động cưỡng bức ở Nhà tù nữ Liêu Ninh nằm ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, vùng đông bắc Trung Quốc.
“Đó không phải là nơi con người ở,” bà nói. “Họ bắt chúng tôi phải làm việc như súc vật, còn thức ăn không bằng như thức ăn của lợn.”
Bà Li, hiện 69 tuổi và đang sống tại New York, đã bị giam tại nhà tù này từ năm 2007 đến 2010 bởi vì không chịu từ bỏ đức tin vào môn tu luyện Pháp Luân Công. Chế độ cộng sản Trung Quốc đã duy trì chiến dịch bức hại rộng lớn đối với Pháp Luân Công kể từ năm 1999, sau khi môn tu luyện này trở nên phổ biến tại Trung Quốc với gần 100 triệu học viên, theo số liệu ước tính chính thức.
Ngoài quần áo, nhà tù này còn sản xuất nhiều loại hàng hóa dành cho xuất khẩu như hoa giả, mỹ phẩm cho đến đồ chơi Halloween.
Bà Li chỉ là một phần nhỏ trong bộ máy lao động tù nhân khổng lồ của Trung Quốc, bị bóc lột sức lao động để sản xuất các sản phẩm giá rẻ cung ứng khắp toàn cầu.
Thời gian qua, Hoa Kỳ đã tăng cường giám sát các hoạt động cưỡng bức lao động của chính quyền ĐCSTQ. Trong những tháng gần đây, các quan chức hải quan Mỹ đã đẩy mạnh kiểm tra nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa do lao động tù nhân Trung Quốc sản xuất. Kể từ tháng 9/2019, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) đã phát hành 4 lệnh tạm giữ đối với các công ty Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng lao động tù cưỡng bức.
Việc CBP thu giữ 13 tấn sản phẩm làm bằng tóc người sản xuất tại khu vực Tân Cương vào tháng 6 đã thu hút sự chú ý của quốc tế về vấn đề người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác đang bị cưỡng bức lao động như một phần trong chiến dịch đàn áp của chính quyền ĐCSTQ.
Áp lực ngày càng tăng đã khiến các thương hiệu quần áo quốc tế phải cắt đứt quan hệ với nhiều xí nghiệp tại Tân Cương, đặc biệt sau khi một báo cáo vào tháng 3 đã cáo buộc hàng vạn người Duy Ngô Nhĩ đã bị bắt làm việc tại các nhà máy trên khắp Trung Quốc trong điều kiện cưỡng bức lao động. Các nhà máy này sản xuất sản phẩm cho 83 thương hiệu toàn cầu.
Ông Fred Rocafort, cựu quan chức ngoại giao Hoa Kỳ hiện làm việc cho công ty luật quốc tế Harris Bricken, cho biết nhà tù và lao động tù nhân đã khiến chuỗi cung ứng ở Trung Quốc trở thành một hình thức tội phạm. Ông Rocafort đã trải qua hơn một thập kỷ làm việc với tư cách luật sư thương mại tại Trung Quốc, nơi ông đã thực hiện hơn 100 cuộc kiểm toán các nhà máy để điều tra liệu họ có bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu nước ngoài mà ông đại diện hay không, và trong một số trường hợp, để kiểm tra liệu họ có sử dụng lao động cưỡng bức hay không.
Ông Rocafort cho biết “đây là vấn đề tồn tại lâu hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng nhân quyền hiện nay tại Tân Cương.”
Theo đó, các công ty nước ngoài thường thuê công ty tại Trung Quốc thực hiện việc sản xuất cho họ. Sau đó, những người này lại ký hợp đồng với các công ty sử dụng lao động tù nhân hoặc ký hợp đồng trực tiếp với nhà tù.
Ông Rocafort nói: “Nếu bạn là quản lý của một nhà tù Trung Quốc, bạn có sẵn lao động, và bạn thể đưa ra một mức giá rất cạnh tranh đối với các nhà cung cấp Trung Quốc.”
Ông cho biết các thương hiệu nước ngoài trong quá khứ không dành nhiều tâm sức để giám sát vấn đề lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, nhưng nhận thức đang ngày được nâng cao và cũng dẫn tới một số cải thiện.
Tuy nhiên, các công ty quốc tế phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc tiếp cận thông tin chính xác về thực tiễn lao động của các nhà cung cấp và bên cung ứng cho các nhà cung cấp này. Ông nói: “sự thiếu minh bạch xuyên suốt chuỗi cung ứng.”
> Người Duy Ngô Nhĩ bị cưỡng bức lao động cho thương hiệu phương Tây
Bà Li cho biết Nhà tù nữ Liêu Ninh được chia thành nhiều trại làm việc, mỗi trại bao gồm hàng trăm tù nhân. Bà Li ở trong trại giam số 10, nơi các tù nhân buộc phải may quần áo từ 7 giờ sáng cho đến 9 giờ đêm mỗi ngày. Sau đó, mỗi tù nhân phải làm khoảng 10 đến 15 nhánh hoa giả. Bà Li thường không thể hoàn thành công việc cho đến tận nửa đêm. Những người làm chậm hơn, đặc biệt là những người cao tuổi, đôi khi phải thức suốt đêm để hoàn thành công việc.
Bà nói: “Các nhà tù Trung Quốc giống như địa ngục. Không có một chút tự do cá nhân nào.”
Bà Li vẫn còn nhớ mùi cay do một trại khác tạo ra khi họ sản xuất mỹ phẩm cho Hàn Quốc. Mùi khét và bụi tràn ngập nơi sản xuất khiến các công nhân khó thở, nhưng họ không dám để lính canh nghe thấy lời phàn nàn của mình, nếu không họ sẽ bị đánh.
Một lần, bà tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa các lính canh và qua câu chuyện của họ, bà biết được nhà tù đang “cho thuê” tù nhân với giá 10.000 nhân dân tệ (1.445 USD) trên đầu người mỗi năm.
Bà Li nhớ lại thời điểm khi giám thị nhà tù kêu gọi mọi người “làm việc chăm chỉ” bởi vì “nhà tù sẽ phát triển và mở rộng.”
Nhà tù cũng sản xuất các đồ trang trí Halloween dành cho xuất khẩu. Bà Li phải dùng dây thép để ghim vải đen xung quanh các đồ trang trí này. Sau đó, bà đã nhìn thấy những đồ trang trí giống như vậy trước cửa một căn hộ trong khi đi dạo ở New York vào dịp lễ Halloween.
Trong nhiều năm, một số bức thư giấu trong các sản phẩm do lao động tù nhân Trung Quốc viết đã được phát hiện ở phương Tây, khiến công chúng chú ý đến tình trạng lạm dụng lao động của Trung Quốc. Vào năm 2019, hãng Tesco đã đình chỉ một nhà cung cấp thiệp giáng sinh của Trung Quốc sau khi có khách hàng phát hiện bên trong một tấm thiệp có nội dung viết rằng nó đã được làm bởi những tù nhân bị cưỡng bức lao động.
Vào năm 2012, một phụ nữ ở bang Oregon đã phát hiện bức thư viết tay trong hộp trang trí Halloween cô mua ở Kmart. Bức thư kể về các màn tra tấn và ngược đãi tại Trại lao động khét tiếng Mã Tam Gia, thành phố Thẩm Dương, miền bắc Trung Quốc của một người đàn ông tên là Tôn Nghị (Sun Yi). Ông Tôn bị bắt vì tu luyện Pháp Luân Công và đã bị kết án 2,5 năm lao động cưỡng bức tại trại giam này vào năm 2008. Ông đã giấu nhiều bức thư vào các đồ trang trí Halloween mà những người tù phải sản xuất.
> Bức thư cầu cứu vượt đại dương và dũng khí làm điều tử tế
Ông Wang Zhi Wang, người đứng đầu Tổ chức phi lợi nhuận đặt tại Mỹ chuyên điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công, cho biết ngành công nghiệp lao động tù nhân Trung Quốc là một cỗ máy kinh tế rộng lớn đặt dưới sự giám của hệ thống tư pháp do ĐCSTQ quản lý.
Ông miêu tả việc chính quyền Trung Quốc tận dụng lợi thế của nguồn lao động không được báo cáo này như “một vũ khí chiến lược mạnh mẽ” nhằm thúc đẩy tham vọng kinh tế toàn cầu của Bắc Kinh.
Ông Wang nói: “Bất kể mức thuế quan Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc như thế nào, ngành công nghiệp lao động nô lệ của ĐCSTQ sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể.”
Năm 2019, tổ chức này đã công bố một báo cáo phát hiện có 681 công ty sử dụng lao động tù nhân trên khắp 30 tỉnh thành và khu vực của Trung Quốc đang sản xuất một loạt các sản phẩm từ búp bê cho đến áo len để bán ở nước ngoài. Báo cáo cho biết nhiều công ty trong số này là thuộc sở hữu nhà nước và một số công ty là do quân đội Trung Quốc kiểm soát. Báo cáo còn phát hiện người đại diện hợp pháp của 432 doanh nghiệp nhà tù, chiếm 2/3 tổng số nhà tù, cũng là người đứng đầu cơ quan quản lý nhà tù cấp tỉnh địa phương.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã chính thức bãi bỏ hệ thống trại lao động, nhưng các phát hiện của báo cáo cho thấy ngành công nghiệp lao động cưỡng bức vẫn tồn tại và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho chính quyền ĐCSTQ.
Theo The Epoch Times
Gia Huy biên dịch
Xem thêm:
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…
Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…
Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…