Categories: Kinh tếTrung Quốc

Làn sóng cắt giảm nhân sự trong doanh nghiệp internet TQ sẽ tiếp tục trong năm 2020?

Thông tin về vấn đề việc làm tại Trung Quốc Đại lục gần đây dường như cho thấy làn sóng thất nghiệp đang quét qua nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là làn sóng giảm nhân sự mới đang bùng phát tại các công ty Internet.

Đang có làn sóng mới cắt giảm nhân sự tại các doanh nghiệp Internet Trung Quốc? (Ảnh minh họa: PR Image Factory / Shutterstock)

Hôm 8/1, ông Chu Hồng Y (Zhou Hongyi) Chủ tịch và Giám đốc điều hành của công ty mạng internet Trung Quốc 360 đã tiết lộ bóng gió về kế hoạch cắt giảm nhân sự là kế hoạch quan trọng hàng đầu của công ty này trong năm nay.

Dư luận Trung Quốc cho rằng năm nay sẽ xảy ra tình trạng giảm nhân sự lớn tại công ty 360 (Nguồn: mạng Internet)

Phát biểu bóng gió của CEO công ty 360 đã gây làn sóng tranh luận, theo đó nhiều nhận định chỉ ra trong năm nay sẽ bùng nổ làn sóng cắt giảm nhân sự đối với doanh nghiệp này.

Tuy nhiên để trấn an dư luận, công ty 360 đã có phản hồi bác bỏ thông tin và cho biết cách phát biểu của CEO là cách nói hài hước, ám chỉ khuyến khích đổi mới sáng tạo, can đảm thử sai…

Thực tế trong năm 2019 vừa qua, làn sóng cắt giảm nhân sự trong doanh nghiệp mạng internet Trung Quốc Đại Lục đã có xu hướng gia tăng. Vào đầu năm 2019, JD.com tuyên bố sẽ cắt giảm từ 10% trở lên đối với vị trí từ cấp phó giám đốc điều hành trở lên. Didi thì tuyên bố trong quá trình tổ chức lại doanh nghiệp sẽ giảm số lượng nhân viên đối với các vị trí chồng chéo và hiệu suất không đạt tiêu chuẩn, số nhân viên sa thải chiếm 15% tổng số nhân viên, liên quan đến hơn 2.000 nhân viên. Ngay cuối năm vừa qua, những thông tin giảm nhân sự tại các công ty như NetEase và Huawei cũng đã làm dấy lên sự chú ý của toàn bộ mạng lưới.

Theo một thống kê chưa đầy đủ về tình hình cắt giảm nhân sự năm 2019 trong giới doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng Trung Quốc gần đây cho biết: Jingdong giảm 8%; Didi giảm 15%; OFO giảm 50%; iFlytek giảm 30%; Tencent giảm 10%; Huawei ngừng tuyển dụng; Ali giảm đội Youku; Unicom buộc nhiều nhân viên nghỉ hưu sớm; Meituan (Tổ chức Xếp hạng công nghệ Thượng Hải) giảm 50%; Suning giảm 10%; Zhihu giảm 20%; 36kr giảm 30%… Ngoài ra thông tin về giảm nhân sự cũng liên quan đến hàng loạt hãng công nghệ khác tại Trung Quốc Đại Lục như Qudian, 58 Daojia, Renrenche, Didi, Vipshop, Smartisan…

Mới bước vào năm 2020, trong bài phát biểu mừng năm mới, Chủ tịch luân phiên của Huawei là Từ Trực Quân (Xu Zhijun) đã cho biết, “Năm 2020 sẽ là năm khó khăn nhất đối với Huawei”; “Mục tiêu của Huawei trong năm 2020 là tồn tại”, vì vậy Huawei sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch giảm nhân sự vào năm 2020, dự kiến ​​sẽ cắt giảm ít nhất 10% nhân sự cấp quản lý!

Một thông tin ngày 8/1 do Đài RFA đưa tin đã dẫn ý kiến dư luận ở Bắc Kinh chia sẻ rằng tình hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc đã giảm mạnh và gặp khó khăn nghiêm trọng. Một mặt, chính phủ lạm dụng in tiền giấy và tăng giá để tước đoạt tài sản của người dân, mặt khác tìm cách chiếm dụng nguồn tài sản của doanh nghiệp tư nhân để hy vọng giảm bớt phần nào khó khăn kinh tế, nhưng điều này sẽ chỉ có tác dụng nhất thời, xu thế chung là nền kinh tế ngày càng khốn khó hơn.

Đài RFA dẫn ý kiến của một cựu quản lý cấp cao (đã nghỉ hưu) của doanh nghiệp nước ngoài tại Giang Tô cho biết, các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đã giải quyết được 80% số việc làm, nhưng số nhân sự trong bộ máy hành chính Nhà nước ăn không ngồi rồi đang ngày càng tăng lên đông đảo, vì vậy cần thực hiện cắt giảm nhân sự trong bộ máy Nhà nước… Đặc biệt là kinh phí cho hoạt động duy trì trật tự tại khắp nơi ở Trung Quốc Đại Lục không chỉ không giảm mà còn liên tục tăng cao… Làn sóng thất nghiệp tăng cao dĩ nhiên liên quan đến số lượng hùng hậu nhân sự làm những việc vô bổ gây ra.

Nửa tháng trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cho biết trong bài “Ý kiến ​​về cải thiện ổn định việc làm”, qua đó có chỉ đạo cần có đột phá trong công tác ổn định việc làm,  thực hiện mọi nỗ lực để ngăn chặn và giải quyết rủi ro thất nghiệp quy mô lớn, đảm bảo rằng tình hình việc làm nói chung ổn định… Động thái chỉ đạo của ông Lý Khắc Cường cho thấy rõ ràng thực trạng nguy cơ không nhỏ liên quan đến tình hình việc làm ở Trung Quốc Đại Lục, đang có xu thế làn sóng thất nghiệp quy mô lớn nổi lên.

Giới phân tích tài chính cũng có chỉ ra từ đầu năm 2019 đến nay do suy thoái kinh tế Trung Quốc Đại Lục kéo theo nổ ra làn sóng doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, đặc biệt xu thế doanh nghiệp phá sản tăng lên khiến làn sóng cắt giảm nhân sự là không thể tránh khỏi. Nếu xu thế này không thể được giải quyết sẽ kéo theo xu thế bất ổn xã hội tăng cao.

Trong “Sách Xanh xã hội: Phân tích và dự báo về tình hình xã hội của Trung Quốc năm 2020” do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc công bố ngày 23/12/2019 đã chỉ ra, do suy thoái nền kinh tế và xung đột thương mại Trung-Mỹ không ngừng gia tăng cùng nhiều yếu tố khác liên quan đến tính chu kỳ, kết cấu… nền kinh tế khiến các biến số và áp lực tình hình việc làm của Trung Quốc đang gia tăng, khiến hàng loạt vấn đề rủi ro khác nhau tích tụ lại.

Tuyết Mai

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

10 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

15 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

38 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago