Categories: Kinh tếTrung Quốc

Làn sóng di chuyển các nhà sản xuất khỏi Trung Quốc

Hiện nay đang có làn sóng giới doanh nghiệp di chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc: cao cấp đến Mỹ, thấp cấp sang Việt Nam hoặc Ấn Độ.

Thành phố Thượng Hải (Ảnh: Pixabay)

Nhiều nhà sản xuất đang chuyển dần khỏi Trung Quốc

Thực tế, không chỉ có Adidas, Nike chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Campuchia, Việt Nam, hiện nay trong lĩnh vực hàng tiêu dùng cao cấp, General Electric đã chuyển sản xuất máy giặt, tủ lạnh và máy sưởi ấm từ Trung Quốc về bang Kentucky và gặt hái hiệu quả cao hơn.

Thông tin chỉ ra, sau khi trở lại nước Mỹ, giá thành nguyên liệu của máy nước nóng Geospring giảm 25%, thời gian lắp ráp nâng cao gấp 5 lần. Trước đó giá bán lẻ của loại máy này sản xuất ở Trung Quốc là 1.599 Đô la Mỹ (USD), hiện nay sản xuất ở Mỹ chỉ bán 1.299 USD. Năm 2009, vua sản phẩm nhà bếp cao cấp chuyển trở lại Mỹ, hiệu quả lưu thông sản phẩm (the logistics efficiency) nâng cao 15 lần, khi họ sản xuất ở Trung Quốc, thời gian giao hàng cho khách khoảng 30-60 ngày, sau khi chuyển về Mỹ chỉ cần có 2 ngày. Một nhà sản xuất dụng cụ nấu ăn cao cấp khác là All-Clad Metalcrafter cũng chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ. Ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Mỹ. Nổi tiếng nhất là vào cuối năm ngoái, thủy tinh Fuyao đầu tư 600 triệu USD vào xây dựng nhà máy kính ôtô ở Ohio – Mỹ, là nhà máy sản xuất kính lớn nhất thế giới về ô tô, cũng là nhà đầu tư Trung Quốc lớn nhất trong lịch sử của bang này. Trả lời phỏng vấn, ông Chủ tịch Hội đồng quản trị Tào Đức Vượng cho biết: “Tổng hợp thuế của ngành công nghiệp sản xuất ở Trung Quốc cao hơn 35% so với Mỹ… Tóm lại, tổng lợi nhuận ở Mỹ cao hơn 40% ở Trung Quốc Đại Lục”.

Apple sẽ chuyển trọng tâm sản xuất sang Ấn Độ

Theo Reuters, các quan chức cao cấp của Chính phủ Ấn Độ cho biết, nhà lắp ráp điện thoại thông minh Wistron của Đài Loan đã nộp đơn xin mở rộng nhà máy ở Bangalore. Công ty điện tử Apple của Mỹ là một trong những khách hàng của Wistron. Các quan chức nhà nước bang Karnataka phía nam Ấn Độ chia sẻ với truyền thông nước ngoài rằng, Wistron yêu cầu họ sớm giải quyết đơn của hãng.

Có hãng truyền thông nước ngoài cho rằng, Apple đang làm việc với Chính phủ Liên bang Ấn Độ để thảo luận về khả năng lắp ráp các sản phẩm ở Ấn Độ. Ấn Độ là một trong những thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, nhưng thị phần của Apple tại đây chưa đến 2%. Tháng 11/2015, tổng giám đốc của Wistron là Hoàng Bách Đoàn (Huang Baituan) đã ký hợp tác cùng Tập đoàn Optiemus của Ấn Độ, theo đó trong 5 năm tới sẽ hùn vốn 200 triệu USD thành lập nhà máy điện thoại thông minh ở Ấn Độ.

“Wistron đã liên lạc với chúng tôi để tăng tốc độ cho một số thủ tục phê duyệt mở rộng các nhà máy hiện có”, một quan chức giấu tên nói, ông cho biết ông không được trao quyền nói công khai. Các quan chức cho biết, vẫn còn chưa biết vấn đề Apple có sản xuất sản phẩm ở Ấn Độ hay không, nhưng Wistron đang rất mong được mở rộng nhà máy “thật nhanh chóng”.

Trước Wistron, Foxconn đã sớm mở rộng dây chuyền sản xuất tại Ấn Độ. Mặc dù Foxconn có một nhà máy ở Ấn Độ, nhưng không sản xuất thiết bị của Apple, sản xuất chính của iPhone vẫn còn ở Trung Quốc Đại Lục. Nhưng Foxconn đã ám chỉ rằng, vấn đề gia tăng chi phí lao động ở Trung Quốc là một trong những lý do việc họ xây dựng ở Ấn Độ. Ngoài Ấn Độ, Foxconn cũng triển khai các dây chuyền sản xuất của họ ở Đông Nam Á. Các nhà cung cấp linh kiện iPhone không chọn Mỹ mà chọn Ấn Độ còn có một lý do, đó là địa lý. Bởi vì hiện nay chỉ có khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chuỗi cung ứng iPhone hoàn chỉnh, trong khi khoảng cách từ Ấn Độ so với từ Mỹ thì gần hơn rất nhiều.

Thông tin từ sách “Lang Xianping nói: Hy vọng trong suy thoái”

Mỹ đã chuyển gang thép, dệt ra nước ngoài, giữ lại trong nước những ngành công nghiệp hàng đầu thế giới như sản xuất máy bay, thiết bị y tế, kỹ thuật sinh học, hàng không vũ trụ. Đức, Nhật Bản mất 20 năm để chuyển các ngành công nghiệp như dệt may, trang phục ra nước ngoài, giữ lại sản xuất ô tô, máy móc tinh vi, ngành công nghiệp điện tử.

Dù ngày nay, các lĩnh vực như phụ tùng quang học, máy móc tinh vi do Đức, Nhật Bản chế tạo ngang hàng với Mỹ, nhưng ô tô của Đức, Nhật Bản vẫn tiêu thụ trên toàn thế giới, một nước thì chiếm lĩnh ở loại cấp cao, một nước thì chiếm lĩnh ở loại cấp trung và thấp.

Bốn con rồng nhỏ châu Á cũng mất 20 năm để chuyển những ngành sản xuất thấp cấp ra nước ngoài, họ cũng có tuyệt chiêu riêng: Hồng Kông – Trung Quốc là tài chính và du lịch; Singapore ngoài hai lĩnh vực này còn có nhà máy đóng tàu và công nghiệp hóa dầu; Đài Loan thì đáng chú ý là cơ sở sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới, trong mỗi máy tính trên thế giới đều có sản phẩm được Đài Loan chế tạo, sản phẩm quang học Đài Loan đủ năng lực cạnh tranh với Nhật Bản, thiết kế IC của MediaTek cũng hàng đầu thế giới, có thể cạnh tranh với Qualcomm, Samsung; còn Hàn Quốc khỏi phải nói, các sản phẩm điện tử tiêu dùng đã vượt Nhật Bản, những ngành khác như đóng tàu, bán dẫn, màn hình LCD đều đứng đầu thế giới.

Tấn Phát

Xem thêm:

Tấn Phát

Published by
Tấn Phát

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

3 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

3 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

11 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

12 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

13 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

13 giờ ago