Trong chuyến thăm Trung Quốc hôm 8/10 của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, ông chỉ dừng lại Bắc Kinh chỉ có vài tiếng đồng hồ, nhưng đã bị chính quyền Bắc Kinh đối xử lạnh nhạt. Trong cuộc gặp giữa ông Pompeo và người đồng cấp Vương Nghị, ông Vương Nghị tỏ ra không thân thiện cho lắm. Truyền thông Hồng Kông dẫn nguồn tin từ người nắm rõ nội tình tiết lộ, một số quan chức Bắc Kinh cảm thấy bất mãn vì thái độ đối xử với ông Pompeo của Vương Nghị.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp mặt tại Bắc Kinh hôm 8/10 (Ảnh: Getty Images)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin hôm 25/10 cho biết, do chiến tranh thương mại và vấn đề biển Đông nên tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục leo thang, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng 10 vừa qua của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo, ông đã bị chính quyền Trung Quốc đối xử lạnh nhạt.
Một nhân sĩ nắm rõ nội tình tiết lộ, ông Pompeo hy vọng gặp mặt ông Tập Cận Bình, tuy nhiên đã bị từ chối. Sau đó ông đã gặp mặt Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, cuộc gặp diễn ra chưa đến một giờ đồng hồ, trong suốt cuộc gặp này, ông Vương Nghị dường như chỉ luôn mồm chỉ trích chính phủ Tổng thống Trump.
Người tiết lộ thông tin này còn cho biết, sau cuộc gặp, ông Vương Nghị và nhóm tháp tùng thậm chí còn không dẫn ông Pompeo đi ăn, điều này là vô cùng thất lễ
Bản tin của SCMP còn nói, theo nguồn tin, một số quan chức Quốc phòng Trung Quốc và quan chức khác cảm đều không đồng tình với cách ứng xử của ông Vương Nghị đối với Ngoại trưởng Pompeo lần này.
Ngày 8/10, sau khi kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc 3 ngày, ông Pompeo đã đáp máy bay xuống Bắc Kinh, ông lần lượt có cuộc gặp với người đồng cấp Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì.
Truyền thông Đại lục đưa tin ông Pompeo chỉ lưu lại Trung Quốc 3 giờ đồng hồ, trong khi truyền thông Mỹ cho biết ông ở lại 5 giờ đồng hồ. Dù cho ông nán lại Trung Quốc 3 giờ hay 5 giờ, thì đây cũng là chuyến thăm Trung Quốc có thời gian ngắn kỷ lục của Ngoại trưởng Mỹ. Giới quan sát cho rằng, việc Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc với thời gian ngắn như thế này là vô cùng hiếm thấy.
Tiền nhiệm của ông Pompeo là cựu Ngoại trưởng Rex Tillerson cũng có 2 lần thăm Trung Quốc vào năm tháng 3/2017 và tháng 9/2017. Trong cả 2 lần này, ông Rex Tellerson đều gặp mặt ông Tập Cận Bình.
Ngày 4/10, trước khi ông Pompeo thăm Trung Quốc, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có bài diễn thuyết về chính sách của Chính phủ Mỹ đối với Trung Quốc, theo đó, ông đã chỉ trích các chính sách đối nội đối ngoại của chính quyền Trung Quốc, ngoài cuộc chiến thương mại ra, ông cũng chỉ trích việc Trung Quốc thâm nhập vào các lĩnh vực như quân sự, nhân quyền, tín ngưỡng tôn giáo, khoa học công nghệ và ý thức của Mỹ, cũng như các hành vi xấu can dự vào chính trị Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại đang tiếp tục leo thang, Mỹ – Trung đang bước vào trạng thái chiến tranh lạnh mới, còn nội bộ chính quyền Trung Quốc và quan chức các cấp lại trở nên rối loạn.
Nhật báo Apple (Apple Daily) tại Hồng Kông có đăng bài bình luận nói, từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ, tình hình chính trị Trung Quốc cũng xấu đi, thị trường chứng khoán liên tục lao dốc, tình hình tài chính cũng có nhiều rủi ro. Đấu đá trong nội bộ chính quyền Trung Quốc còn đáng sợ hơn nữa, rất nhiều vấn đề được che giấu cũng đã bị vạch trần, ngay cả sự đoàn kết giả tạo của nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng bị phơi bày.
Đến nay, chính quyền ĐCSTQ chưa hề có một sách lược thống nhất để ứng phó với chiến tranh thương mại, quan chức các cấp tự nhiên trở thành mớ hỗn độn, họ đều đang bận bịu với việc chối bỏ trách nhiệm trong cuộc chiến thương mại.
Tờ New York Times cũng từng chỉ ra, trong cuộc chiến thương mại, cho dù ĐCSTQ có dựa vào cấu trúc chính trị độc tài của mình để ngăn chặn tiếng nói bất đồng nhằm đảm bảo quyền lực chấp chính, đồng thời mong đợi “người dân Mỹ sẽ lật đổ ông Trump vì phải chịu tổn thất do cuộc chiến thương mại”, tuy nhiên bản thân ĐCSTQ cũng có khuyết điểm chí mạng.
Bản tin dẫn lời của Giáo sư Trần Định Định (Chen Dingding) công tác tại Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Kỷ Nam (Jinan University) ở Quảng Châu cho biết, trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nội bộ chính quyền Trung Quốc đều có 2 tiếng nói khác nhau, một bên kiến nghị cần phải cứng rắn hơn nữa, đối với Trump cần chuyển từ thủ sang công; còn một bên thì cho rằng cần phải có nhượng bộ đối với yêu cầu của Mỹ.
Bản tin dẫn phân tích nói, điều này phản ánh nhược điểm chính trị của chính quyền Bắc Kinh, chính là nội bộ chỉ có thể “bàn luận chứ không quyết được”. Cũng có phân tích khác cho rằng, nội bộ tranh luận không ngừng, có lẽ đã nói lên rằng tầng “quyền uy” tối cao đã không đủ sức mạnh để thống nhất nhận thức trong đảng.
Từ khi bùng nổ chiến tranh thương mại, thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục lao dốc, doanh nghiệp nước ngoài tháo chạy, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, tiêu dùng giảm mạnh, khiến cho chính quyền Trung Quốc rơi vào hoàn cảnh khó khăn cả trong lẫn ngoài. Còn áp lực từ chiến tranh thương mại lại càng khiến cho nội bộ Trung Quốc khủng hoảng, điều này cũng giúp cho các thế lực khác nhau trong đảng tạo cơ hội tiến thêm bước nữa làm rối loạn cục thế chính trị của ĐCSTQ, dẫn đến nội bộ chia rẽ.
Mặc dù truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục ra các tín hiệu xác định cuộc chiến thương mại và chính sách kinh tế. Tuy nhiên, dư luận hỗn loạn của truyền thông của ĐCSTQ trong và ngoài nước, cho đến chính sách của các cơ quan và tiếng nói không khớp nhau, dường như để lộ ra rằng nội bộ ĐCSTQ vẫn chưa hề “thống nhất nhận thức”.
Trí Đạt
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…