Luận thuật về “1 nước 2 chế độ”: Chủ quyền chỉ thuộc về Bắc Kinh

Tháng 1/2019, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề xuất phương án “một nước hai chế độ” đối với Đài Loan, việc này nghiễm nhiên trở thành công tác trọng điểm của Bắc Kinh đối với Đài Loan trong giai đoạn hiện nay. Không ít các học giả Trung Quốc sau đó đã có nhiều giải thích lòng vòng, nhưng lại làm mờ nhạt đi nguồn gốc và hàm ý của “một nước hai chế độ”.

Ông Tập Cận Bình đã có bài phát biểu 30 phút trong dịp kỷ niệm 40 năm Trung Quốc công bố “Thư gửi đồng bào Đài Loan” (Ảnh cắt từ video của CCTV)

Khởi nguồn và sự phát triển của “một nước hai chế độ”

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA), cái gọi là “một nước hai chế độ” là “một quốc gia có hai chế độ”. Thuật ngữ này có nguồn gốc từ “Thỏa thuận 17 điều” (Seventeen Point Agreement) được ký năm 1951 giữa chính quyền Trung Quốc và Tây Tạng. Khi đó, chính quyền Trung Quốc cam kết, dưới tiền đề “chủ quyền Tây Tạng thuộc về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, sẽ giữ nguyên chế độ chính giáo (tức lãnh tụ tôn giáo đồng thời kiêm lãnh tụ chính trị) ở Tây Tạng để cho người Tây Tạng tự trị.

Tuy nhiên, sau khi thỏa thuận được ký kết, chính quyền Trung Quốc vẫn cưỡng chế thi hành công xã nhân dân ở khu vực dân tộc Tạng bên ngoài Tây Tạng, dẫn đến xung đột Hán – Tạng, hàng loạt nạn dân đã tràn vào thành Lhasa, cuối cùng tạo thành cuộc xung đột vũ trang Lhasa năm 1959, và Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 phải lưu vong ở Ấn Độ, kể từ đó, “một nước hai chế độ” phiên bản Tây Tạng chấm dứt theo.

Sau đó, Hồng Kông, Macau cũng lần lượt chuyển giao chủ quyền vào năm 1997 và năm 1999, trở thành Đặc khu hành chính chính thức thực thi “một nước hai chế độ”.

Phương án “một nước hai chế độ” đối với Đài Loan

Phương án “một nước hai chế độ” đối với Đài Loan xuất phát từ ý tưởng “giải phóng Đài Loan trong hòa bình” được cố lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông đề xuất năm 1956. Tiếp theo đó, năm 1963, đương nhiệm Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc khi đó là ông Chu Ân Lai chính thức đưa ra luận thuật hoàn chỉnh “1 cương lĩnh, 4 đề mục” (Nhất cương Tứ mục).

Theo tài tài liệu được đăng tài trên trang mạng của tờ Nhân dân Nhật báo, “Nhất cương” là chỉ về việc “Đài Loan cần thống nhất thuộc về Trung Quốc”; “Tứ mục” là chỉ “Đài Loan thống nhất với Trung Quốc, ngoài việc ngoại giao cần phải thống nhất với Trung ương (Trung Quốc), quyền quân chính của Đài Loan và bố trí nhân sự đều ủy thác cho ông Tưởng Trung Chính (cố Tổng thống Đài Loan); Tất cả các kinh phí quân chính và xây dựng kinh tế của Đài Loan còn thiếu sẽ do Trung ương trích cấp; Cải cách xã hội Đài Loan có thể hoãn lại, một khi điều kiện chín muồi và sau khi có được sự đồng ý của Tưởng Trung Chính thì sẽ tiến hành; Cùng cam kết không phái đặc vụ, không làm các việc phá hoại đoàn kết của đối phương.”

Tuy nhiên, cùng với việc bùng nổ “Cách mạng Văn hóa” tại Trung Quốc, các công việc liên quan đến thống nhất Đài Loan tạm thời bị gác lại, đến khi lãnh đạo của Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình tiếp tục đề xuất về việc này vào năm 1978. Khi đó, ông Đặng Tiểu Bình nói, sau khi thống nhất, phía Đại lục sẽ “tôn trọng tình hình thực tiễn của Đài Loan”, “chế độ nào đó và đời sống có thể không động đến”, v.v.

Tháng 10/1981, đương nhiệm Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tương đương Chủ tịch Quốc hội) Diệp Kiếm Anh đề xuất nội dung tương đối hoàn chỉnh về “một nước hai chế độ”, trong đó có nói, sau khi thống nhất, cấp bậc của Đài Loan sẽ là “Đặc khu hành chính” giống như Hồng Kông và Ma Cau, “hưởng quyền tự trị cao độ và có thể giữ lại quân đội”.

Tuy nhiên, năm 1983, ông Đặng Tiểu Bình đề xuất “Suy nghĩ về việc Trung Quốc Đại lục hòa bình thống nhất Đài Loan” lại biểu thị rõ hơn việc không tán thành Đài Loan “hoàn toàn tự trị”, “đại diện Trung Quốc trên trường quốc tế, chỉ có thể là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; Đài Loan có thể có quân đội của riêng họ, “chỉ là không thể tạo thành đe dọa đối với Đại lục”, v.v.

Thời kỳ ông Giang Trạch Dân rồi đến ông Hồ Cẩm Đào lãnh đạo Trung Quốc, cũng từng nhắc lại các luận thuật như trên, nhưng chưa tiến hành giải thích thêm bước nữa. Đến thời ông Tập Cận Bình thì mới có dấu hiệu tiến thêm về phía trước.

Tháng 9/2014, khi ông Tập Cận Bình hội kiến phái đoàn của Tổng thống Đài Loan tại Bắc Kinh, đã đề xuất về hình thức thực hiện cụ thể của “một nước hai chế độ” tại Đài Loan, “Sẽ cân nhắc kỹ lưỡng đến tình hình thực tế của Đài Loan, sẽ tiếp nhận đầy đủ ý kiến và kiến nghị của các giới của hai bờ eo biển”.

Sau đó, ngày 2/1/2019, phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm công bố “Thư gửi đồng bào Đài Loan”, ông Tập Cận Bình đã đề xuất 5 điều đối với Đài Loan, nội dung nhắc đến phương thức như “hiệp thương dân chủ” để tìm phương án “hai chế độ” cho Đài Loan.

Nhân sĩ hai bờ eo biển liên tiếp biểu đạt thái độ

Hôm 2/3, Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân (gọi tắt là Hội nghị Chính hiệp) tại Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp báo, người phát ngôn Quách Vệ Dân đã nhắc tới “hiệp thương dân chủ” đối với hai bờ eo biển để thúc đẩy “hòa bình thống nhất”. Về vấn đề này, Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan đã lên tiếng cho biết, bản chất của “một nước hai chế độ” chính là tiêu diệt Trung Hoa Dân quốc, làm xói mòn nền dân chủ của Đài Loan.

Người phát ngôn Ủy ban Chính hiệp Trung Quốc Quách Vệ Dân (Ảnh: CNA)

Trả lời phỏng vấn của truyền thông Đại lục, Thiếu tướng Vương Vệ Tinh của Trung Quốc cho biết, nếu Đài Loan chấp nhận “thống nhất” bằng mô hình “một nước hai chế độ”, thì người dân Đài Loan sẽ được hưởng 10 đặc quyền. Phát biểu này đã khiến cư dân mạng Đài Loan tức giận.

Thiếu tướng Vương Vệ Tinh (Ảnh cắt từ video)

Hôm 5/3, tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đã công bố Báo cáo công tác chính phủ năm 2019, trong báo cáo ông đã nhắc lại vấn đề Đài Loan, “một nước hai chế độ”, “Nhận thức chung năm 1992”, “hòa bình thống nhất” và lập trường chống lại Đài Loan đòi độc lập, đồng thời nhấn mạnh thực hiện quán triển toàn diện 5 điều mà ông Tập Cận Bình đề xuất đối với Đài Loan.

Ủy ban Sự vụ Đại lục của Đài Loan đã lên tiếng đáp trả, “chính thể chuyên chế” và “một nước hai chế độ” tuyệt đối không phải là trào lưu lịch sử, người dân Đài Loan và cộng đồng quốc tế sẽ không tin, càng không thể chấp nhận.

Viện trưởng Viện Hành chính Đài Loan Su Tseng-chang (Ảnh từ CNA)

Viện trưởng Viện Hành chính Đài Loan Su Tseng-chang cũng biết, “hiệp thương dân chủ” là từ chuyên dụng của chính quyền Trung Quốc, năm xưa đảng Quốc dân đã bị đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại cũng là thông qua “hiệp thương dân chủ” để từng bước từng bước tấn công. “Chúng ta không sợ chiến tranh, không khiêu gợi chiến tranh, chính phủ luôn làm tốt nhất công tác chuẩn bị phòng vệ để bảo vệ nước nhà và duy hộ chủ quyền quốc gia.”

Trí Đạt

Xem thêm:

Trí Đạt

Published by
Trí Đạt

Recent Posts

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

22 phút ago

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

39 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

48 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

52 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

1 giờ ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago