Ngày 23/11, mẹ vợ ông Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiêm cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh, là bà Phạm Thừa Tú đã qua đời. Tạm thời chưa rõ liệu vợ chồng ông Bạc, hiện đang ở tù, có được phép tham dự đám tang hay không.
Theo báo cáo từ Sing Tao Daily ngày 25/11, lúc 5:17 chiều ngày 23/11, bà Phạm Thừa Tú, nữ quân nhân nổi tiếng của Bát Lộ Quân (lực lượng quân sự do ĐCSTQ nắm quyền lãnh đạo), kiêm phu nhân của Thiếu tướng Cốc Cảnh Sinh, đã qua đời tại Bắc Kinh, hưởng thọ 99 tuổi. Bà Phạm Thừa Tú là mẹ vợ của ông Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, kiêm bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Theo thông tin của Hk01, bà Phạm Thừa Tú sinh năm 1922 và gia nhập ĐCSTQ khi mới 14 tuổi. Bà từng là chiến sĩ trong Bát Lộ Quân, đội trưởng du kích, cán bộ của Hiệp hội Phụ nữ Cứu quốc trên dãy núi Thái Hành Sơn trong Cuộc kháng chiến chống Nhật Bản. Bà còn là vợ của Thiếu tướng Cốc Cảnh Sinh của ĐCSTQ. Năm 1957, khi ĐCSTQ phát động phong trào chống cánh hữu, bà từng bị gán nhãn là “phe cánh hữu”.
Trong thời gian bà Phạm Thừa Tú bị giam giữ, ông Cốc Cảnh Sinh là Chính ủy Viện Nghiên cứu số 5 của Bộ Quốc phòng ĐCSTQ, chịu trách nhiệm về sự phát triển của khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ. Ông từ chối ly hôn với vợ. Hai người có 5 người con, con gái út là bà Cốc Khai Lai, vợ của ông Bạc Hy Lai.
Sing Tao Daily đưa tin, vào tháng 5/2012, bà Phạm Thừa Tú đã viết một bức thư cho ông Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao), Trưởng ban Tổ chức của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khi đó. Bà mong muốn được gặp mặt Bạc Hy Lai, người con rể bị xử kép (chỉ các cuộc điều tra trong nội bộ đảng và hạn chế quyền tự do cá nhân của các đảng viên ĐCSTQ trước khi bị cơ quan kiểm sát điều tra.)
Bức thư có đoạn: “Tôi là một bà lão ngoài 90 tuổi. Tôi sống với nó (Bạc Hy Lai). Tôi rất nhớ nó. Theo luật, quy định kép thì vẫn được tự do về thân thể.” “Có thể gặp Hy Lai một lần trước khi đi gặp Mác, dẫu có chết tôi cũng không hối tiếc.”
Bà Phạm Thừa Tú cũng sống ở Sơn Thành khi ông Bạc Hy Lai nắm quyền tại Trùng Khánh năm 2007. Năm 2012, Bạc Hy Lai bị đưa ra xét xử. Năm 2013, ông bị kết án tù chung thân về tội hối lộ, tham nhũng, lạm quyền, hiện đang thụ án tại nhà tù Tần Thành.
Trong thời gian Bạc Hy Lai ở Trùng Khánh, đã xảy ra vụ việc Vương Lập Quân, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh, đào thoát đến lãnh sự quán Hoa Kỳ. Vợ của Bạc Hy Lai là Cốc Khai Lai bị tình nghi sát hại Neil Heywood, một doanh nhân người Anh.
Bà Cốc Khai Lai nhận án tử hình treo vì cố tội ý giết người và thụ án tại nhà tù Yến Thành. (Tử hình treo là tội phạm “đáng ra phải bị kết án tử hình” nhưng “không phải thi hành ngay”). Deutsche Welle (Đài tiếng nói nước Đức) chỉ ra rằng ở Trung Quốc, hầu hết tội tử hình treo sẽ được chuyển thành tù chung thân.
Hiện vẫn chưa rõ ông bà Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai đang ở trong tù có được phép tham dự đám tang hay không.
Được biết, sau khi bị bắt, việc vợ chồng họ đã thành lập một nhà máy xử lý tử thi ở Đại Liên, cùng tội ác tham gia mổ cướp nội tạng và bán di thể của học viên Pháp Luân Công cũng bị phanh phui.
Ông Lý, người dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc, nói với phóng viên Epoch Times tại Hàn Quốc rằng: “Nhà máy xử lý xác chết được thành lập thông qua mối quan hệ của Cốc Khai Lai và Bạc Hy Lai. Nếu chỉ bắt Bạc Hy Lai mà không bắt vợ ông ta là Cốc Khai Lai, thì sẽ có lỗi với những người đã khuất.”
Ông nói: “Tôi bắt đầu làm việc ở đây vào năm 2004 khoảng một năm rưỡi, chịu trách nhiệm xử lý và lắp ráp gan.”
Ông Lý còn nói: “Tôi tốt nghiệp trường y nên mới vào đây (nhà máy xử lý tử thi). Toàn bộ nhân viên đều là sinh viên tốt nghiệp trường y, không phải người tốt nghiệp trường y thì không cần. Người bình thường làm ở đây (tinh thần) đều không chịu được.”
Ông nói tất cả những xác chết này đều được đưa vào đây bằng các thủ đoạn bất hợp pháp. “Những người bên ngoài nhà máy này không được phép vào và tất cả đều đang bị thiết quân luật.” “Chúng tôi đều phải giao nộp điện thoại di động. Họ sợ mọi người dùng điện thoại thông minh chụp lén, sợ bị rò rỉ. Nhà máy sản xuất cơ thể người này, xét về mặt nhân quyền là vi phạm nhân quyền!”
Ông Lý nói: “Có xác chết là phụ nữ mang thai. Cháu có biết không? Có một xưởng xử lý tử thi, sẽ ngâm ở đây trước. Thật quá khinh thường con người. Có thể không tin vào bất cứ thứ gì, nhưng chí ít phải tin rằng người ta là có phẩm giá, và người chết cũng cần có tôn nghiêm. (Nhưng người chết) bị ngâm trong cái bể lớn đó như ngâm lợn. Trong đó toàn là thuốc formalin. Sau khi người chết được ngâm xong, sẽ hút dầu. Tất cả nước và dầu trong cơ thể đều được hút ra ngoài. Sau đó mới bơm hóa chất (thuốc) vào.”
Ông Lý cũng cho biết, một nhà máy xử lý tử thi của Đức muốn xây dựng ở Đại Liên, đã bị Chính phủ Trung Quốc từ chối. Chính nhờ vợ của Bạc Hy Lai (Cốc Khai Lai) đã tìm tới ông ấy mới mở được nhà máy này ở Đại Liên. Sau khi Bạc Hy Lai bị bắt, nhà máy ngừng hoạt động. Họ nói rằng đã xảy ra sự cố. Sau đó mọi người đều bỏ chạy.
https://trithucvn2.net/khoa-hoc/trien-lam-nguoi-nhua-hoa-su-tan-nhan-den-cung-cuc.html
Lý Mộc Tử / Vision Times
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.