Người Trung Quốc tiết lộ tivi trong nhà có thể giám sát và gửi dữ liệu

Gần đây, một cư dân mạng Trung Quốc đã phơi bày thông tin trên mạng xã hội V2EX cho biết tivi nhà mình có thể quét tất cả các thiết bị có liên kết mạng trong nhà, đồng thời gửi dữ liệu đến trang web chỉ định. Thông tin này mới được đăng tải đã thu hút thảo luận sôi nổi của rất nhiều cư dân mạng. 

Cư dân mạng Trung Quốc tiết lộ tivi của nhà mình có thể quét tất cả các thiết bị kết nối mạng. (Ảnh: chụp màn hình)

Ngày 22/4, có cư dân mạng Trung Quốc đã đã phơi bày thông tin trên diễn đàn công nghệ V2EX, nói cảm thấy tốc độ của tivi ở nhà rất chậm cho nên đã kiểm tra xem có dịch vụ nào đang chạy ngầm hay không, không kiểm tra thì không biết, kiểm tra rồi thì phát hoảng. 

Cư dân mạng này cho biết, sau khi mở hệ điều hành ra thì phát hiện một “Dịch vụ GozenData”, anh nhìn thấy mà đầu óc mơ hồ, hoàn toàn không biết chức năng này là gì. Nghiên cứu kỹ thì phát hiện, chức năng này cứ mỗi 10 phút lại quét tất cả các thiết bị liên kết mạng trong nhà, đồng thời gửi dữ liệu đến trang web chỉ định: “Nó gửi tất cả hostname, mac, ip thậm chí thời gian trễ mạng, còn kiểm tra tên SSID, địa chỉ mac của mạng của Wifi xung quanh, và cũng được đóng gói gửi đến tên miền gz-data .com.”

Cự dân mạng này bày tỏ kinh ngạc: “Cũng chính là nói, trong nhà có thiết bị thông minh nào, điện thoại có ở nhà hay không, ai đến nhà và vào mạng, tên wifi của hàng xóm xung quanh, được thu thập bất cứ lúc nào.” Anh kinh ngạc hỏi, “Xác định đây không phải là dịch vụ gián điệp?” Ngoài ra, anh tiết lộ tivi của nhà mình là sản phẩm nội địa Skyworth, sử dụng hệ điều hành Android. 

Thông tin nói trên được đưa ra đã khiến cho cư dân mạng lo lắng: “Sản phẩm rác nội địa, chính là một nhóm người suốt ngày khoe khoang ủng hộ hàng nội địa, hận không thể lột quần lót cho các người xem, loại tivi này để ở nhà tôi còn không dám kết nối mạng, xem ra về sau cần làm máy trạm cho mạng trong nhà để cách ly, cho nên thông tin riêng tư chính là bị đánh cắp như thế này, đúng là một nhà sản xuất buôn bán lưu manh + phần mềm lưu manh hợp lại, quá ghê tởm, cho nên tín hiệu wifi cần giấu đi, quá nhiều sản phẩm nội địa rác, chả trách bị Mỹ chế tài, không là gì, đặc sắc Trung Quốc, chưa bao giờ lựa chọn bất cứ sản phẩm nào của Skyworth nhưng hiện giờ xem ra như thế vẫn chưa đủ, tất cả sản phẩm nội địa đều phải cẩn thận.”

Dưới sự giám sát công nghệ cao, người dân Trung Quốc như lõa thể

Tin tặc Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock)

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, thủ đoạn giám sát người dân của chính quyền ĐCSTQ không chỉ tiên tiến mà còn đa dạng hóa, ví dụ như big data, công trình thiên võng (skynet), công trình tuyết sáng, nhận diện khuôn mặt, v.v. dưới sự giám sát của những công nghệ cao này, người dân Trung Quốc giống như đang “chạy lõa thể”. 

Theo thống kê mới nhất của trang web nghiên cứu khoa học công nghệ của Mỹ Comparitech cho thấy, trong số 20 thành phố bị giám sát nghiêm ngặt trên toàn cầu, có có 18 thành phố là ở Trung Quốc, trở thành quốc giam giám sát nghiêm ngặt nhất, đồng thời việc bảo vệ dữ liệu cũng nằm cuối danh sách. 

Theo bài viết công bố ngày 2/3/2021 trên trang web OneZero tiết lộ, Trung Quốc dùng “công trình mắt sắc bén” (Sharp Eyes) lợi dụng camera giám sát và công nghệ nhận dạng khuôn mặt, và TV box đặc biệt trong nhà, khiến cho người dân có thể thấy được video giám sát thông qua tivi và điện thoại thông minh, rồi dùng nút bấm để báo cảnh sát để tố cáo. Kế hoạch giám sát này năm ngoái đã bao phủ 100% nơi công cộng ở Trung Quốc. Bài viết chỉ ra, “mắt sắc bén” là “kế hoạch 5 năm” của ĐCSTQ từ năm 2016, là hệ thống giám sát, tố cáo giữa những người hàng xóm với nhau. 

Kế hoạch giám sát hiện đại của ĐCSTQ bắt đầu bằng công trình kim thuẫn (Golden Shield Project) năm 2003, do Bộ Công an thiết lập kho dữ liệu, bao gồm thông tin hộ khẩu, đi lại, hồ sơ phạm tội của 96% dân số Trung Quốc, thực thi kiểm duyệt mạng nghiêm ngặt và giám sát thời gian thực. ĐCSTQ còn khởi động công trình “Thành phố an toàn” (Safe Cities) và “Thiên võng” SkyNet). Trong đó, thiên võng là lắp đặt camera giám sát và hệ thống nhận diện khuôn mặt, đã lắp đặt hơn 200 triệu camera ở nơi công cộng và nơi riêng tư tại Trung Quốc. 

Không chỉ vậy, các thủ đoạn giám sát của ĐCSTQ cũng là ngày càng hung hăng. Vào cuối tháng Ba năm nay, chính quyền đã chính thức bắt đầu mạnh mẽ đẩy mạnh một phần mềm “Ứng dụng trung tâm chống gian lận quốc gia” được phát triển bởi Cục Trinh sát Hình sự thuộc Bộ Công an ĐCSTQ. Chính quyền tuyên bố phần mềm này có thể dự phòng gian lận và nhanh chóng tố cáo nội dung gian lận một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc đăng ký phần mềm yêu cầu tên, địa chỉ, số điện thoại, số ID, nhận dạng khuôn mặt, v.v. Ứng dụng cũng yêu cầu 29 quyền hạn như truy cập micrô, camera, cuộc gọi, SMS, v.v. Trên internet, ngoài việc có một số lượng lớn cư dân mạng bày tỏ lo lắng việc lộ thông tin riêng tư, còn có rất nhiều cư dân mạng đã phơi bày hiện tượng như phía cảnh sát bắt tải xuống và cài đặt ứng dụng khiến cho nhiều người phẫn nộ

Văn Lệ, Vision Times

Xem thêm:

Văn Lệ

Published by
Văn Lệ

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

17 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

24 phút ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

42 phút ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

1 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

2 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago