Trung Quốc

Quyền lực của ông Tập tiếp tục bị nghi ngờ sau cuộc họp khẩn của ĐCSTQ

Từ ngày 8 đến ngày 9/4, Hội nghị công tác xung quanh Trung ương được tổ chức tại Bắc Kinh, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tham dự và có bài phát biểu. Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông, người bị đồn đã ‘gặp chuyện’, vắng mặt tại hội nghị. Một số phân tích cho rằng việc ông Lý Cường chủ trì hội nghị và ông Vương Nghị phát biểu tổng kết cho thấy quyền lực của ông Tập đã bị giảm, nội bộ ĐCSTQ đang diễn ra một cuộc chuyển giao quyền lực nào đó. Hội nghị lần này được cho là hội nghị để ông Tập Cận Bình lui về tuyến hai.

Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường (bên phải) ngày 5/3 /2025 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Kevin Frayer/ Getty Images)

Thủ tướng Lý Cường chủ trì Hội nghị công tác xung quanh trung ương

Theo báo cáo của Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, hội nghị lần này do Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Cường chủ trì. Các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương gồm Lý Cường, Triệu Lạc Tế, Vương Hỗ Ninh, Thái Kỳ, Đinh Tiết Tường, Lý Hy, cùng Phó Chủ tịch nước Hàn Chính đã tham dự hội nghị. Ông Vương Nghị phát biểu tổng kết hội nghị.

Hội nghị đề xuất lấy sáng kiến “Vành đai và Con đường” làm nền tảng chủ yếu, và lấy mô hình an ninh châu Á với phương châm “cùng chung an nguy, tìm điểm chung gác lại bất đồng” làm trụ cột chiến lược. Tuy nhiên, hội nghị lại không nhắc đến “Tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình”.

Theo tường thuật của trang tin Sing Tao Daily, hình ảnh trong bản tin thời sự của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cho thấy, các Ủy viên Bộ Chính trị ngồi ở hàng ghế đầu dưới khán đài, trong đó có Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Hựu Hiệp, nhưng không thấy sự xuất hiện của Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông.

Ông Trương Hựu Hiệp (giữa) tại hội nghị (Ảnh cắt từ video CCTV)

Bản tin của Tân Hoa Xã không nêu rõ phạm vi của hội nghị, nhưng từ hình ảnh trên CCTV có thể thấy quy cách tổ chức hội nghị lần này ở mức rất cao.

Cuộc khủng hoảng kinh tế đang đến gần, ĐCSTQ sẽ chuyển hướng kiểm soát như thời chiến?

Do hội nghị lần này có quy cách rất cao, nên việc ông Vương Nghị là người phát biểu tổng kết khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ. Nhà bình luận thời sự Lý Mục Dương cho rằng những ai quen thuộc với cách sắp xếp chính trị của ĐCSTQ sẽ hiểu rằng trong một hội nghị cấp Trung ương có sự hiện diện đầy đủ của toàn bộ Thường vụ Bộ Chính trị, nếu là hội nghị chuyên đề thì ông Vương Nghị có thể được phép phát biểu trong hội nghị, nhưng tuyệt đối không thể gọi là “bài phát biểu”, lại càng không thể là “phát biểu tổng kết”.

Ông nói: “Điều này chắc chắn không phải là ý của ông Vương Nghị. Bản thân ông ta không có gan làm như vậy, nhất định là có người sắp đặt. Phía sau chắc chắn có một thế lực cao hơn và lớn hơn đang thao túng. Vì vậy, việc ông Tập Cận Bình thể hiện sự yếu thế tại đây là điều quá rõ ràng.”

Ông Lý Mục Dương cho rằng thế lực cao hơn đứng sau có thể là 3 người sinh năm 1942 – những nhân vật đã được đồn đoán từ trước (là những ‘lão thành’ đang tạm nắm quyền). Ông Lý tin rằng ông Tập Cận Bình đã mất thực quyền và nội bộ ĐCSTQ đang tiến hành một cuộc chuyển giao quyền lực nào đó.

Việc ông Vương Nghị làm người phát biểu tổng kết cũng thu hút sự chú ý của nhà bình luận thời sự Đường Tĩnh Viễn. Tuy nhiên, sau khi tra cứu lại các cuộc họp trước đây, ông phát hiện trong hội nghị năm 2013, người phát biểu tổng kết cũng chính là Ngoại trưởng Vương Nghị. Vì vậy, ông cho rằng việc lần này ông Vương Nghị làm tổng kết cũng có thể xem là điều bình thường.

Ông Đường Tĩnh Viễn nhận định, việc loại bỏ ông Tập Cận Bình – người không nắm giữ quyền lực quân sự – là điều rất dễ dàng. Nhưng ĐCSTQ không làm vậy là bởi tất cả những “công trình” của ông Tập đều thất bại, những hậu quả để lại quá lớn, không ai trong đảng muốn đứng ra gánh vác. Nếu gạt bỏ ông Tập, câu hỏi “Trung Quốc hậu Tập Cận Bình sẽ đi về đâu?” sẽ tạo ra chia rẽ sâu sắc trong nội bộ. Vì vậy, ĐCSTQ vẫn để ông Tập tiếp tục ở tuyến đầu, gánh mọi rủi ro, nổ thì cũng là nổ vào ông Tập. “Tình trạng hiện tại của Tập khá giống với trường hợp Hồ Diệu Bang trước đây – trên danh nghĩa vẫn là Tổng Bí thư, nhưng quyền kiểm soát quân đội lại nằm trong tay người khác. Thực sự nắm đại cục là các ‘nguyên lão’ đứng phía sau.”

Ông Đường Tĩnh Viễn cho rằng hội nghị lần này thực chất là một cuộc họp khẩn cấp nhằm chuẩn bị đối phó với khủng hoảng sống còn nghiêm trọng trong nội bộ Đảng. Có thể ĐCSTQ sẽ nhân dịp hội nghị này để công bố điều tra ông Hà Vệ Đông.

Ông nói: “Theo tôi, Trung Quốc có thể sẽ không thật sự phát động chiến tranh với Đài Loan, nhưng không loại trừ khả năng họ sẽ lợi dụng danh nghĩa ‘chuẩn bị chiến tranh’ để chuyển hướng toàn diện về chính trị và kinh tế theo mô hình quản lý thời chiến, siết chặt kiểm soát xã hội, nhằm ngăn chặn bạo động, vì khủng hoảng kinh tế sắp ập đến. Mục tiêu thật sự là tự bảo vệ và duy trì ổn định chính quyền.”

Lý Cường sẽ kế nhiệm, Tập rút lui về tuyến thứ hai?

Nhà bình luận thời sự Chu Hiểu Huy chỉ ra rằng trong hội nghị lần này, “Tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình” hoàn toàn biến mất, đây là một điều hết sức bất thường. Ông Lý Cường không hề đề cập đến tư tưởng ngoại giao của ông Tập, cũng không nói gì đến việc “quán triệt thực hiện”, điều này rất khác thường. Ông cho rằng sự biến mất này là một bằng chứng nữa cho thấy quyền lực của ông Tập Cận Bình đang bị suy yếu nghiêm trọng.

Nhà bình luận chính trị Trần Phá Không hiện đang sống ở Mỹ cho rằng đây thực chất là một cuộc họp bí mật, và rất có thể là cuộc họp công bố việc ông Tập Cận Bình lui về tuyến hai. Trên chương trình cá nhân của mình, ông nói rằng ông Tập bề ngoài vẫn đang nắm giữ 3 chức vụ gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy, nhưng trên thực tế quyền lực của ông ấy đã không còn. Vai trò Chủ tịch Quân ủy đã bị vô hiệu hóa, quyền lực quân sự hiện nằm trong tay ông Trương Hựu Hiệp; quyền lực nhân sự trong Đảng cũng đã bị lấy lại, hiện do Thạch Thái Phong cùng các lão thành chính trị nắm giữ. 

Ông nói: “Cho nên rất có thể trong cuộc họp này, ông Tập chính thức đề xuất nghỉ hưu, và là nghỉ hưu sớm, lui về tuyến hai.”

Trùng với thời điểm diễn ra hội nghị, ông Lý Cường đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Bà Ursula là nguyên thủ cấp cao đại diện cho Ủy ban châu Âu – tổ chức gồm 27 quốc gia thành viên, nghĩa là bà đại diện cho nguyên thủ của cả 27 quốc gia. Cuộc điện đàm cấp cao như vậy thông thường sẽ do ông Tập Cận Bình thực hiện, không phải ông Lý Cường. “Điều này cho thấy ông Lý Cường đã thay thế ông Tập trong hoạt động đối ngoại, còn ông Tập thì đã ngừng toàn bộ các hoạt động ngoại giao.” Đồng thời, ông Hà Lập Phong cũng đã gặp Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ, đây là điều mà trước đây cũng thường là phần việc của ông Tập.

Ông Trần Phá Không nhấn mạnh rằng sau khi ông Lý Cường lên làm Thủ tướng, ông ấy từng bị ông Tập Cận Bình và ông Thái Kỳ cùng nhau tìm cách kiềm chế và gạt ra ngoài lề. Tuy nhiên, sau Hội nghị Trung ương lần thứ 3 được tổ chức vào tháng Bảy năm ngoái, cục diện bắt đầu thay đổi rõ rệt. Không chỉ quyền lực quân sự và nhân sự của ông Tập bị mất, mà các hoạt động của Quốc vụ viện cũng bắt đầu quay lại quỹ đạo bình thường, Ông Lý Cường trên cương vị Thủ tướng cũng bắt đầu chủ trì các cuộc họp trở lại. “Chính vì vậy, người ta vẫn đồn đoán rằng ông Lý Cường có thể là người kế nhiệm ông Tập, có thể là tạm thời, cũng có thể là lâu dài.”

Ông Trần Phá Không cho rằng ban lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ có thể đang tìm cách giúp ông Tập “hạ cánh mềm”, tức là một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình. Một trong những phương án được tính đến là để ông Tập tiếp tục giữ danh nghĩa các chức vụ như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy, nhưng thực chất đã lui về tuyến hai, không còn nắm quyền. “Và hội nghị lần này chính là cuộc họp bí mật nhằm công bố việc ông Tập lui về tuyến hai.”

Lý Tịnh Dao, Vision Times

Lý Tịnh Dao

Published by
Lý Tịnh Dao

Recent Posts

Hơn 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được miễn trừ thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ

Cơ quan Hải quan và Biên phòng Mỹ (CPB) vừa thông báo danh mục các…

3 giờ ago

ĐCSTQ gián tiếp thừa nhận tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng của Mỹ – WSJ

Quan chức ĐCSTQ thừa nhận rằng Bắc Kinh đứng sau một loạt các cuộc tấn…

8 giờ ago

Phân tích: Trung Quốc là bên thua cuộc duy nhất trong cuộc chiến thuế quan với Hoa Kỳ?

Một số chuyên gia tin rằng nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc đang…

10 giờ ago

Kon Tum: Sau tai nạn khiến 5 người chết, thủy điện Đắk Mi được thi công trở lại

Hồi năm 2024, vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình thủy điện…

10 giờ ago

Nghèo khó hay dư dả: Môi trường nào nuôi dưỡng nên nhân cách trẻ?

Giáo dục con cái là một dạng trí tuệ – và cũng là phép thử…

12 giờ ago

Các công ty Châu Âu khẩn trương sắp xếp lại chuỗi cung ứng để chuẩn bị cho thuế quan

Các công ty Châu Âu đang khẩn trương sắp xếp lại chuỗi cung ứng để…

12 giờ ago