Hiện lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Trưởng đặc khu Hồng Kông sắp giải nhiệm Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) vẫn chưa được gỡ bỏ, và cuộc sống thường dân sắp tới của bà có thể sẽ không được dễ dàng.
Cuộc bầu cử Trưởng đặc khu Hồng Kông lần thứ 6 sẽ được tổ chức vào ngày 8/5. Trước đó, có nhiều ý kiến khác nhau về việc bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga có tái tranh cử hay không. Sau đó vào ngày 4/4, bà Lâm đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng bà sẽ không tái tranh cử. Vào ngày 30/6 tới, sau khi hoàn thành nhiệm kỳ trưởng đặc khu trong thời gian 5 năm, bà sẽ kết thúc sự nghiệp phục vụ trong chính phủ 42 năm.
Bà Lâm cho biết ngay từ tháng 3/2021, bà đã bày tỏ với chính quyền trung ương (chính quyền Bắc Kinh) rằng bà sẽ không tái nhiệm nữa. Ý nguyện không tái nhiệm của bà là dựa trên sự cân nhắc về gia đình, và gia đình là phần quan trọng nhất trong cuộc đời của bà.
Thời gian gần đây, liên tục có thông tin cho rằng Tổng thư ký Hành chính Lý Gia Siêu sẽ trở thành Trưởng đặc khu Hồng Kông tiếp theo. Ông Lý Gia Siêu xuất thân từ lực lượng cảnh sát, do đó nhiều người dân Hồng Kông lo lắng rằng nếu trúng cử làm trưởng đặc khu, thì Hồng Kông sẽ trở thành “thành phố cảnh sát“, thậm chí lo lắng “thời khắc đen tối nhất” sắp đến. Khác với ông Đổng Kiến Hoa có xuất thân là doanh nhân, hay ông Tăng Âm Quyền và bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đều xuất thân là công vụ viên, ông Lý Gia Siêu xuất thân từ lực lượng cảnh sát với thế mạnh là trấn áp các phong trào biểu tình và những người bất đồng chính kiến. Ông Lý được thăng chức làm Tổng thư ký Hành chính vào tháng Sáu năm ngoái do có thành tích xuất sắc trong việc trấn áp phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ, trở thành nhân vật đứng hàng thứ hai trong chính quyền Hồng Kông.
Ngày 5/4, tờ “Nhật báo Tinh Đảo” (Sing Tao Daily) tại Hồng Kông đưa tin, việc bà Lâm giải nhiệm chức trưởng đặc khu đồng nghĩa với việc bà không thể sống trong Tòa nhà Chính phủ nữa. Theo sổ đăng ký lợi ích cá nhân của thành viên Hội nghị hành chính, bà và chồng là ông Lâm Triệu Ba (Lam Siu-po) không có tài sản nào ở Hồng Kông. Nói cách khác, ưu tiên hàng đầu của bà Lâm là tìm một nơi ở.
Bản tin chỉ ra rằng trưởng đặc khu Hồng Kông sau khi rời chức vụ vẫn sẽ có văn phòng cựu trưởng đặc khu, được hưởng quyền lợi điều trị y tế và nha khoa suốt đời, dịch vụ an ninh, xe hơi và tài xế. Do đó, sau khi giải nhiệm, nếu bà Lâm muốn ở lại Hồng Kông, thì trước tiên bà phải tìm một nơi ở mới.
Tuy nhiên, dù mua hay thuê nhà thì cũng đều cần sử dụng dịch vụ ngân hàng. Do bà Lâm bị Chính phủ Mỹ trừng phạt, nên hiện giờ bà không có tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, và về mặt lý thuyết, bà không thể đăng ký vay tiền mua nhà. Nếu muốn trả hết một lần, một căn nhà rộng 400 inch vuông (khoảng 37 mét vuông) ở Hồng Kông có giá 5 – 6 triệu đô la Hồng Kông, và bà cần mang theo khoản tiền mặt lớn để đi mua.
Vào cuối tháng 11/2020, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với truyền thông Hồng Kông, bà Lâm nói rằng do các lệnh trừng phạt của Chính phủ Mỹ đối với bà, nên không có ngân hàng nào cung cấp dịch vụ cho bà. Hằng ngày bà chỉ có thể dùng tiền mặt để mua mọi thứ, vì vậy trong nhà bà có một lượng lớn tiền mặt.
Truyền thông Hồng Kông từng đưa tin, mức lương trung bình hàng tháng của bà Lâm vào khoảng 430.000 đô la Hồng Kông (khoảng 54.859 đô la Mỹ). Nếu bà không thể xoay xở để gửi tiền lương hàng tháng của mình vào các tổ chức tài chính, thì số tiền mặt tích lũy được ở nhà bà có lẽ đã tương đôi đáng kể.
Nhóm “Kinh tế chính trị Thiên Quân” trước đây đã phân tích rằng đối với các biện pháp trừng phạt mà Chính phủ Mỹ áp đặt là nhằm vào các quan chức ở Hồng Kông và Trung Quốc, theo thể chế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), biện pháp trừng phạt này thậm chí còn lên tới cấp phó lãnh đạo nhà nước. Hơn nữa, tác động của các biện pháp trừng phạt là thực sự có sự cứng rắn. Hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng và hệ thống kế toán của Hồng Kông, có rất nhiều trong số đó liên quan đến các thỏa thuận thương mại, cũng như một số quy định của pháp luật, đều có liên quan trực tiếp đến hệ thống Anh, Mỹ, và quan trọng hơn, chúng đều liên quan đến việc thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Do đó, các tổ chức tài chính và công ty liên quan vẫn cần xem xét các biện pháp trừng phạt mà Chính phủ Mỹ áp đặt đối với bà Lâm. Ví dụ, không có tổ chức tài chính nào phục vụ Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, bà chỉ có thể sử dụng tiền mặt, và bà cũng không thể tham gia vào các giao dịch tài chính khác.
Sau khi chính quyền Bắc Kinh cưỡng chế thúc đẩy thông qua và thực thi Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông, ngày 7/8/2020, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 11 quan chức Trung Quốc và Hồng Kông, bao gồm cả bà Lâm. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Trung Quốc Đại Lục vào thời điểm đó, bà Lâm cho biết sau khi bị Mỹ trừng phạt, thẻ tín dụng của bà không thể sử dụng được.
Ngoài ra, theo quy định, bà không được nhận bất kỳ công việc nào trong năm đầu tiên sau khi bà rời chức vụ. Hai năm sau đó, dù là nhận việc ở Hồng Kông hay ở nước ngoài, thì trước tiên đều cần phải thông qua tư vấn của “Ủy ban Tư vấn về Công việc sau khi rời chức vụ của cựu trưởng đặc khu hành chính và quan chức được bổ nhiệm về mặt chính trị”.
Sau 3 năm kể từ khi bà Lâm rời nhiệm sở mới có thể nhận các bổ nhiệm, bao gồm các bổ nhiệm của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ hoặc chính quyền đặc khu, các tổ chức từ thiện, học thuật hoặc phi lợi nhuận khác, bao gồm các bổ nhiệm vào các tổ chức khu vực hoặc quốc tế có tính chất phi thương mại, mà không cần tham khảo ý kiến của “Ủy ban Tư vấn công việc”.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…