Tân Hoa Xã mới đây đăng lại một bài viết cũ nhắc đến chuyện năm 1980 Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ Hoa Quốc Phong nhận sai. Động thái này được giới quan sát cho là có ẩn ý hoặc liên quan đến cuộc đấu đá quyền lực mới ở Trung Nam Hải.
Trang mạng của Tân Hoa Xã hôm 11/7 đăng tải một bài viết cũ của “Thời báo Học tập” thuộc sở hữu của Trường đảng Trung ương ĐCSTQ, bài viết nói đến Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ (cách gọi cũ của chức Tổng Bí thư ĐCSTQ) Hoa Quốc Phong nhận sai. Sau khi thu hút được sự chú ý rộng rãi, bài viết này đã bị gỡ xuống.
Bài viết cũ có tiêu đề “Hoa Quốc Phong nhận sai: Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương từng nghiêm khắc kiểm tra Hoa Quốc Phong vi phạm 3 kỷ luật nào?” Nội dung nói về năm 1980, có người phản ánh về 3 việc của Hoa Quốc Phong, bị đương nhiệm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khi đó là Hoàng Khắc Thành cho là làm sùng bái cá nhân; sau khi biết được tin, Hoa Quốc Phong đã thừa nhận đúng là có việc đó và đưa ra cách xử lý; tháng 10/1980, hội nghị Ban Bí thư Trung ương đã quyết định, từ nay đến 20, 30 năm sau nhất loạt không treo ảnh của lãnh đạo đương nhiệm, nhằm xóa bỏ sùng bái cá nhân.
Nhật báo Apple (Hồng Kông) hôm 12/7 đưa tin, một người làm nghề tự do tên Vinh Kiếm cho biết, trong buổi tối bài viết này được đăng tải, trên mạng internet tại Đại lục đâu đâu cũng thấy tiêu đề “Chủ tịch Hoa Quốc Phong nhận sai”.
Bản tin dẫn quan điểm của nhà quan sát chính trị cho biết, ông nghi ngờ bài viết này là “cho ông Tập Cận Bình đọc”: “Trang web của Tân Hoa Xã lấy bài viết ‘“Chủ tịch Hoa” biết sai liền sửa’ ra để nói là có ý gì? Mong muốn ai lấy “Chủ tịch Hoa” làm tấm gương?”
Cũng có bình luận chỉ ra, truyền thông nhà nước Trung Quốc vô cùng nghiêm ngặt về phương diện tuyên truyền, nhưng Tân Hoa Xã lại đột nhiên đăng lại bài viết cũ từ 2 năm trước, nên chắc chắn là có dụng ý đằng sau. Rốt cuộc là dụng ý của người đứng đầu cơ quan tuyên truyền hay là quan chức bên dưới “tạo phản”, cũng khó mà đoán biết được.
Trên thực tế, về vấn đề chiến tranh thương mại Trung – Mỹ, trong nội bộ ĐCSTQ vẫn luôn tồn tại đấu tranh quyền lực. Ngay ngày bùng nổ hôm 6/7, nhiều quan chức thuộc chính quyền Trung Quốc đã giấu tên trả lời phỏng vấn của báo Hồng Kông HK 01. Từ nội dung đối thoại trên báo có thể phán đoán, những quan chức giấu tên đó rất có thể thuộc hệ thống ngoại giao, cơ quan chính phủ và trong lĩnh vực kinh tế. Theo nhà bình luận thời chính trị Trần Phá Không phân tích trong chuyên đề gần đây nhất, những quan chức không muốn tiết lộ danh tính này rất có thể là người của ông Tập Cận Bình.
Nội dung phát biểu của họ chủ yếu xoay quanh các vấn đề như “Thuyết dung nạp Thái Bình Dương” và “Một vành đai – Một con đường” của ông Tập bị một số quan chức và một bộ phận truyền thông của ĐCSTQ “giải thích lệch” thành muốn “ngồi ngang hàng” với Mỹ, tự sinh ra ảo tưởng về phạm vi sức mạnh bản thân, tùy tiện tuyên truyền ĐCSTQ “vùng dậy”, bố cục đối ngoại khoa trương, ý đồ xưng bá thế giới; trong bối cảnh tại Đại Lục, truyền thông nhất loạt đưa tin về chủ nghĩa dân chủ và tinh thần chủ nghĩa dân túy một cách cuồng nhiệt, làm quay cuồng không ít quan chức và người dân.
Có quan chức còn biểu đạt rằng, thực ra ông Tập Cận Bình vẫn luôn “giấu tài”, mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc vẫn là hóa giải cuộc chiến thương mại, thực hiện những thỏa hiệp chung mà hai nước Trung – Mỹ mới đạt được, chưa đến thời khắc cuối cùng thì sẽ không làm cho sự việc phát triển thành “kẻ sứt càng, người gãy gọng”.
Những quan chức này bàn luận nhiều nhất chính là ai sẽ chịu trách nhiệm để xảy ra chiến tranh thương mại. Họ đều không chỉ trích chính phủ Mỹ, mà đem trách nhiệm này đổ cho bộ phận quan chức giải thích lệch ý đồ của Trung ương đã liên tiếp đưa ra phán đoán và đưa ra những chỉ lệnh không đúng cùng một số kênh truyền thông tuyên truyền về chủ nghĩa dân túy.
Thậm chí họ cho rằng, những người này trong nội bộ đảng, là kẻ thù thực sự của đảng. Tạo thành cục diện chiến tranh thương mại nguy hiểm lại không phải là chính phủ của ông Trump, mà là những người tác phong không đúng đắn trong nội bộ ĐCSTQ nói không rõ ràng, bóp méo nhân tâm. Họ cho rằng, trong chiến tranh thương mại, Trung Quốc tiếp diễn bầu không khí chính trị hiện nay thực ra là vô cùng bất lợi.
Từ những phát ngôn này cho thấy họ hiển nhiên chĩa mũi giáo vào những quan chức phụ trách về hình thái ý thức trong đảng, “đó chính là những người như Thường ủy Bộ Chính trị Vương Hộ Ninh, Trưởng Ban tuyên truyền, rồi đến quan chức phụ trách tuyên truyền ở các địa phương, cùng truyền thông”, “suy đoán tiếp, có thể ông Tập Cận Bình muốn truy trách nhiệm cho hệ thống tuyên truyền, và chủ quản cao nhất là ông Vương Hộ Ninh”, ông Trần Phá Không nhận định.
Truyền thông Đài Loan dẫn lời “người trong cuộc” của ĐCSTQ cho biết, những người thuộc phe thực tế như Vương Kỳ Sơn, Lưu Hạc, Uông Dương, Hồ Cẩm Đào, đều biết rằng thực lực quốc gia không đủ để chống lại chiến tranh thương mại. Tuy nhiên “những người không rành về thực tế” và “những người có dã tâm” của phe bảo thủ lại cực lực cổ súy chủ nghĩa dân tộc, cổ súy khai chiến với Mỹ.
Giới quan sát chú ý, hiện tại là thời điểm nhạy cảm trước khi diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà hàng năm.
Từ sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, hàng năm vào đầu tháng Tám, những lãnh đạo thuộc cao tầng của ĐCSTQ đều tổ chức hội nghị cấp cao bí mật tại Bắc Đới Hà. Đây là hội nghị cơ chế bắt đầu từ thời đại của ông Mao Trạch Đông. Hội nghị bí ẩn này từ trước đến nay được coi là cuộc đấu quyền lực quan trọng tại cao tầng của những lãnh đạo đương nhiệm và đã nghỉ hưu.
Từ khi ông Tập Cận Bình nắm quyền đến nay, vai trò chính trị của hội nghị Bắc Đới Hà cũng bị suy yếu. Trước đây, mở hội nghị là chính, nghỉ phép là phụ, tôn sùng việc lão cán bộ can dự chính trị, đến hiện nay là nghỉ phép là chính, mở hội nghị là phụ, với ý đồ xóa bỏ “lão cán bộ can dự chính trị”. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, dưới bóng tối chính trị của ĐCSTQ, đấu đá ngầm vẫn còn tồn tại, thậm chí ngày càng kịch liệt.
Minh báo (Mingpao) tại Hồng Kông đưa tin, trước khi diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, địa điểm diễn ra hội nghị là Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc đã tăng cường công tác an ninh.
Ngày 6/7, thành phố Tần Hoàng Đảo phát đi thông cáo, từ 14/7 đến 19/8, khu Bắc Đới Hà thực thi giới hạn xe cơ giới, sẽ thực hiện biện pháp quản lý giao thông giới hạn xe có biển chẵn lẻ trong hai ngày nghỉ. Bên cạnh đó sẽ tiến hành hạn chế xe cộ ra vào Bắc Đới Hà. Điều này có nghĩa là cao tầng của ĐCSTQ sắp có đợt nghỉ hè hàng năm tại Bắc Đới Hà, cũng tức là sắp diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà.
Đài phát thanh SOH đưa ra quan điểm nhận định, trong bối cảnh như vậy, truyền thông nhà nước lại đăng tải một bản tin từ 2 năm trước, nói “chủ tịch” cũng có thể nhận sai, dường như không có gì là quá bất ngờ.
Bình luận chỉ ra, thời gian gần đây, dưới sự tấn công của ông Trump, áp lực trong lĩnh vực kinh tế quốc tế khiến ông Tập Cận Bình đối mặt với áp lực trong các diễn đàn chính trị của ĐCSTQ. Trong chiến dịch “đả hổ” chống tham nhũng, ông Tập đã đắc tội với nhiều tập đoàn quyền quý trong ĐCSTQ và những tập đoàn này vẫn chưa bị nhổ tận gốc rễ, lúc nào cũng có thể phản công lại. Còn Hội nghị Bắc Đới Hà sắp diễn ra, quá khứ vẫn là nơi mà cao tầng của ĐCSTQ phân chia miếng bánh quyền lực. Mặc dù ông Tập Cận Bình đã từng bước nắm quyền lực trong tay, nên có nhiều ý kiến cho rằng Hội nghị Bắc Đới Hà này sẽ dần dần chuyển thành kỳ nghỉ mát thông thường của các lãnh đạo cấp cao. Nhưng trong bối cảnh Mỹ đã giáng một đòn mạnh trong cuộc chiến thương mại, và dưới sự chia rẽ trong nội bộ của ĐCSTQ, không ai có thể đoán trước được liệu Hội nghị Bắc Đới Hà năm nay có “sóng yên gió lặng hay không”.
Tuyết Mai
Xem thêm:
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…