Hiện tại, chủ đề ô nhiễm nước thải hạt nhân ở Nhật Bản đang chiếm lĩnh danh sách tìm kiếm nóng trên weibo. Thậm chí báo chí Trung Quốc còn đưa tin giả video một lượng lớn tôm biển hiện đang bất ngờ xuất hiện trên một bãi biển ở Quảng Đông, nhằm cường điệu và chế giễu Nhật Bản, bị cư dân mạng lên án.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản bắt đầu xả nước thải phóng xạ ra biển hôm 24/8, gây náo động quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa cơ chỉ trích Chính phủ Nhật Bản “phớt lờ sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, coi thường các quyền về sức khỏe của người dân ở đất nước này và các nước khác.” Nhưng lại không hề nhắc tới tình trạng ô nhiễm nước thải phóng xạ của Trung Quốc thậm chí còn nghiêm trọng hơn.
Ngày 24/8, một video có tựa đề “Đột nhiên một lượng lớn tôm biển nổi lên trên một bãi biển ở Quảng Đông” đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nội dung cho thấy, toàn bộ bãi biển tràn ngập tôm biển tươi sống, nhiều con trong số đó vẫn đang còn nhảy “tanh tách”. Nhiếp ảnh gia hét lên “Oa! Đến bắt tôm thôi! Oa! Nhiều tôm chạy đến quá.”
Sau đó, truyền thông Đại Lục đưa tin: “Ngày 24/8/2023, lúc 13:00 giờ địa phương, Nhật Bản chính thức bắt đầu xả nước thải nhiễm chất phóng xạ ra biển. Mặc dù Nhật Bản tô điểm cho loại nước bị ô nhiễm phóng xạ này là nước đã qua xử lý, nhưng vẫn không thể che giấu được sự xấu xa của mình. Lịch sử nhân loại sẽ ghi nhớ món nợ này. Thảm họa sinh thái lớn nhất trên trái đất có thể đang tiềm tàng!”
Báo cáo cũng đề cập: “Trong bối cảnh Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ, một lượng lớn tôm biển bất ngờ xuất hiện trên một bãi biển ở Huệ Châu, Quảng Đông vào ngày 24/8. Chúng nhảy ra khỏi mặt nước, lên bãi biển. Một số cư dân mạng cho rằng, những con tôm biển này chắc hẳn đã linh cảm về việc Nhật Bản có động thái xả nước nhiễm phóng xạ ra biển, nên thà bị con người nướng trước, còn hơn bị bức xạ hạt nhân làm hại!”
Các chủ đề liên quan cũng đang nhanh chóng sôi sục trên các nền tảng xã hội Đại Lục. Nhiều cư dân mạng cũng bắt đầu tự hỏi, liệu hiện tượng này có phải do ô nhiễm đại dương gây ra hay không.
Tuy nhiên điều bất ngờ là hôm 25/8, tài khoản “Anh trai ngư dân Quảng Đông” cho biết anh là người quay video này, và nó được quay vào ngày 23/12/2021.
Phóng viên tìm hiểu sâu hơn và phát hiện rằng video trực tuyến nói trên giống với một video được đăng tải vào ngày 23/12/2021. Video trực tuyến hiện nay chỉ bổ sung thêm lồng tiếng cách đây vài ngày.
Theo “Anh trai ngư dân Quảng Đông”, video gốc được quay ở đảo Trường Sa (mà Trung Quốc tự xưng là Nam Sa ở Trạm Giang, Quảng Đông). Một lượng lớn tôm biển xuất hiện trên bãi biển là do ao tôm xả nước, tôm chảy ra theo nước, chứ không phải từ biển vào bờ.
Về vấn đề này, cư dân mạng thi nhau bình luận dưới bài đăng rằng: “Khi tôi nhìn thấy tìm kiếm nóng vào buổi sáng, tôi đã đoán đó là giả.”
“Việc tung tin đồn vào thời điểm này thực sự có động cơ thầm kín.”
“Kích động dư luận giận dữ còn đáng ghét hơn cả ma quỷ”.
Trên thực tế, sau khi việc xả nước thải chứa chất phát quang phóng xạ tritium từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Công ty Điện lực Tokyo bắt đầu vào ngày 24/8, các quan chức và truyền thông Trung Quốc đã chỉ trích rất gay gắt. Đồng thời, các trang tìm kiếm nóng của Sina Weibo và Baidu gần như bị thống trị bởi các chủ đề liên quan đến nước thải.
Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Ngô Giang Hạo (Wu Jianghao) ngay lập tức tuyên bố Trung Quốc đã đình chỉ hoàn toàn việc nhập khẩu thủy sản có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Ngày 25/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) cũng chỉ ra, Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Chính phủ Nhật Bản phớt lờ sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, và coi thường các quyền về sức khỏe, phát triển và môi trường của chính họ, cũng như người dân ở các nước khác, cưỡng chế xả nước ô nhiễm phóng xạ Fukushima ra biển. Việc công khai chuyển nguy cơ ô nhiễm phóng xạ ra toàn thế giới là vô cùng ích kỷ và vô trách nhiệm.
Trên Internet, những chủ đề như “Lịch sử sẽ ghi nhớ món nợ này của Chính phủ Nhật Bản” và “Trung Quốc tạm đình chỉ nhập khẩu thủy sản Nhật Bản là hoàn toàn cần thiết” cũng bị đẩy thành tìm kiếm nóng.
Tin tức nước thải hạt nhân của Nhật Bản có thể gây ung thư, gây quái thai, và gây đứt gãy DNA trong cơ thể con người cũng được thổi phồng hơn.
Thậm chí một số kênh truyền thông còn đưa tin rằng “chính quyền Nhật Bản tự biên tự diễn ‘chứng nhận có thẩm quyền'” và “Quan chức Nhật Bản uống nước thải phóng xạ trở nên nổi tiếng và biến mất sau khi uống”.
Đã có hơn 150.000 bình luận trên bài đăng trên weibo của CCTV News đơn phương lên án Nhật Bản. Cư dân mạng hô vang “chống Nhật” và “tẩy chay hàng Nhật”. Thậm chí còn có nhiều tin nhắn mong muốn núi Phú Sĩ phun trào, rồi một trận sóng thần ập đến Nhật Bản.
Ông Lưu Gia Kỳ (Jiaqi Liu), nhà nghiên cứu núi lửa tại Viện Khoa học Trung Quốc, cũng phân tích trên Internet rằng nếu núi Phú Sĩ phun trào lên cấp độ 5 sẽ gây ra lở đất núi lửa, có sức tàn phá khủng khiếp. Các phân tích liên quan cũng được gửi đến danh sách tìm kiếm nóng.
Ngoài ra, tờ Tin tức Bắc Kinh (Bjnews) đã thực hiện khảo sát thăm dò về việc người Trung Quốc có nên tiếp tục ăn đồ Nhật hay không, trong số 92.000 người tham gia thì có 81.000 người trả lời “Không ăn, rất lo lắng về an toàn”.
Dù giới chức đã thổi phồng loạt tin nói trên một cách rầm rộ, nhưng nhiều người vẫn đặt câu hỏi. Ví dụ có cư dân mạng đưa tin, tại một cửa hàng thực phẩm Nhật Bản ở quận Dương Phố, Thượng Hải, khách hàng vẫn phải đợi nửa tiếng đến một tiếng.
Nhân viên bán hàng cho biết, 2 tối qua đều có rất nhiều người. Có người đợi nói rằng họ đã đến đây ăn sau khi nhìn thấy nước thải vào ngày 24/8, vì họ cảm thấy hải sản hiện tại vẫn an toàn.
Tờ “Ming Pao” (Minh Báo) của Hồng Kông cũng đưa tin, ngày 24/8 tại phía trước lối vào chính của Đại sứ quán Nhật Bản ở quận Triều Dương, Bắc Kinh và phía đối diện đường, xe cảnh sát đỗ đầy, lực lượng canh gác cũng được tăng cường, nhưng chưa có cuộc biểu tình nào.
Cũng không thấy xảy ra hoạt động tẩy chay trên đường phố Bắc Kinh. Dòng người tại Uniqlo trong trung tâm thương mại vẫn diễn ra như thường lệ.
Ngoài Đại sứ quán ở Bắc Kinh, Nhật Bản còn có Tổng lãnh sự quán ở Thượng Hải, Quảng Châu, Thẩm Dương, Trùng Khánh và Thanh Đảo, cũng như các văn phòng lãnh sự thường trực ở Đại Liên.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism (Chuyển hóa Tế bào) cho…
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng số ca tử vong do ung thư…
Chính quyền Biden có thể công bố các hạn chế xuất khẩu mới sang Trung…
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang…
Ông Trump thông báo bổ nhiệm cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alex Wong làm…
Cảnh sát cứu hỏa tìm thấy toàn bộ 7 người trên tầng 8 và tầng…