Categories: Kinh tếTrung Quốc

“Vành đai và con đường” mang đến nguy cơ cho môi trường sinh thái ở Kazakhstan

Một con sông ở miền Tây Kazakhstan gần đây đột nhiên nổi đầy cá chết. Vụ việc này một lần nữa gây chú ý đến vấn đề khủng hoảng sinh thái do đầu tư của các công ty khai thác khoáng sản và dầu mỏ Trung Quốc tại Kazakhstan.

Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 6/2018 (Ảnh: Getty Images) 

Kazakhstan là một mắt xích quan trọng trong chiến lược phát triển hướng Tây của “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, tuy nhiên nhiều hạng mục đầu tư thuộc khuôn khổ “Một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh tại Kazakhstan lại làm cho xã hội nước này ngày càng nhiều sự bất mãn, các hoạt động kháng nghị nổ ra khắp nơi. Ngoài việc chỉ trích Bắc Kinh và quan chức của Kazakhstan hợp tác “cướp đoạt” nguồn tài nguyên tự nhiên như đất đai, khoáng sản, dầu mỏ, v.v, thì việc công ty dầu mỏ và khoáng sản của Trung Quốc đầu tư tại địa phương dẫn đến nhiều thảm họa về sinh thái cũng một trong những nguyên nhân bị chỉ trích nhiều.

Theo trang tin “Tiếng vọng Kazakhstan” đưa tin hôm 8/4, gần đây sông Syr Darya ở tỉnh Atyrau của Kazakhstan đột nhiên xuất hiện nhiều cá chết. Từ các hình ảnh và video được người dân địa phương ghi lại và đăng tải lên mạng, có thể thấy hàng loạt cá chết nổi bụng trắng trên mặt nước. Video này đã gây sốc cho nhiều cư dân Kazakhstan.

Đây cũng không phải là sự kiện duy nhất gây thảm họa về sinh thái tại khu vực này. Dọc bờ sông Syr Darya từ tỉnh Atyrau hướng ra biển Caspi, nhân viên bảo vệ môi trường của Kazakhstan gần đây còn phát hiện rất nhiều loài động vật có vỏ đã chết, chỉ còn lưu lại vỏ. Chuyên gia của Cục Quản lý Giám sát Lâm nghiệp và Động vật tỉnh Atyrau đã kiểm tra dọc bờ sông đồng thời lấy mẫu nước và vỏ của động vật đã chết để tìm ra nguyên nhân khiến hàng loạt động vật bị chết.

Truyền thông tại Kazakhstan đưa tin cho biết, cư dân địa phương chỉ trích những hiện tượng sinh thái bất thường này là do công ty Trung Quốc đầu tư, tiến hành thăm dò và khai thác khoáng sản tại khu vực này tạo thành, trong khi đó quan chức chính phủ Kazakhstan vẫn chỉ làm việc qua loa về vụ việc.

Trong bản tin của trang “Tiếng vọng Kazakhstan” có nói, nếu sự kiện cá ở sông Syr Darya có thể bị làm ngơ, vậy thì việc Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc che giấu sự cố xảy ra tại mỏ dầu Karamkas mà tập đoàn này mua lại sẽ là chứng cứ không thể chối cãi.

Theo truyền thông Kazakhstan đưa tin, mỏ dầu khí Karamkas xảy ra sự cố rỏ rỉ chất độc hại vào ngày 13/3, tuy nhiên phía Trung Quốc lại che giấu. Sau đó 2 tuần, các chất hóa học độc hại này gây bùng phát hỏa hoạn, thì mới được dư luận biết tới vụ việc. Chất độc, hỏa hoạn và khói nồng nặc khiến cho môi trường sinh thái tại địa phương bị phá hoại nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số nơi ở Kazakhstan còn xuất hiện cả tuyết đen, cũng khiến cho cộng đồng các giới tại Kazakhstan chú ý đến vấn đề môi trường sinh thái bị phá hoại.

Nhà hoạt động xã hội người Kazakhstan là ông Askar Ahmet Zanoff (tên phiên âm) cho biết: “Chỗ chúng tôi đây lại có một trận tuyết đen, trẻ nhỏ không thể đi trượt tuyết được. Chúng tôi biết rằng các quan chức cấp cao cách chúng tôi rất xa, ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, nhưng nếu người dân đều không còn thì lấy ai làm việc?”

Theo trang tin “Tiền tuyến tin tức” tại Nga đưa tin hôm 8/4, một tổ chức có tên “Hoạt động chủ nghĩa xã hội Kazakhstan” đã đăng một thông cáo trên truyền thông Kazakhstan nói, mặc dù chính quyền Kazakhstan luôn cố gắng che giấu sự thực và dẹp các cuộc kháng nghị của người dân, nhưng cùng với cùng với hành động “chiếm đoạt” tài nguyên tự nhiên tại Kazakhstan của công ty Trung Quốc, đồng thời cũng mang đến nguy cơ về sinh thái đã dẫn đến sự phẫn nộ của dân chúng.

Trong tuyên bố của mình, tổ chức này còn đưa ra nhiều lời kêu gọi, bao gồm: Kế hoạch chuyển 51 nhà máy Trung Quốc gây ô nhiễm cao từ Trung Quốc sang Kazakhstan phải bị hủy bỏ, cần ngăn chặn công trình kiến trúc phục vụ sản xuất và nơi ở của công nhân mà phía Trung Quốc xây dụng; Cần phải đuổi các doanh nghiệp Trung Quốc ra khỏi Biển Caspi và miền Tây Kazakhstan, quốc hữu hóa doanh nghiệp khai khoáng! Đất đai, dầu mỏ, khí tự nhiên và tất cả các tài nguyên cần phải thuộc về người dân, người hưởng lợi phải là hàng chục triệu người dân, chứ không phải là những người tỷ phú giàu có dựa vào vương vị.

Theo truyền thông Kazakhstan tiết lộ, đã có nhiều đoàn thể xã hội kêu gọi và lên kế hoạch dùng các hình thức như tập trung kháng nghị, bãi công nhằm gây áp lực cho chính quyền, để thúc đẩy giải quyết vấn đề.

Theo RFA

Xem thêm:

Huệ Anh

Published by
Huệ Anh

Recent Posts

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

59 phút ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

1 giờ ago

Chém người trong ký túc xá một trường đại học ở Hàng Châu

Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…

1 giờ ago

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025

Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…

2 giờ ago

BBC: Chuyên gia cảnh báo chiến tuyến Ukraine có thể sụp đổ

Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…

3 giờ ago

Hà Nội: 150 bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo hệ thống thoát nước

Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…

3 giờ ago