Categories: Kinh tếTrung Quốc

Vì sao lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc từ chức khi còn quá trẻ?

Một hiện tượng đáng chú ý tại Trung Quốc là những năm gần đây, nhiều doanh nhân còn trẻ đã sớm rút khỏi công việc quản lý doanh nghiệp. Căn nguyên của hiện tượng này do đâu?

Hình ảnh APP Pinduoduo, nền tảng công nghệ tập trung vào nông nghiệp lớn nhất ở Trung Quốc (Nguồn: Epoch Times).

Tháng 11 năm ngoái, doanh nhân Su Hua – người đồng sáng lập nền tảng video ngắn lớn thứ hai của Trung Quốc là Kuaishou, đã tuyên bố từ chức Giám đốc điều hành (CEO) với lý do “dành nhiều thời gian hơn để xây dựng chiến lược dài hạn”. Vào ngày 6/4 năm nay, Alibaba xác nhận rằng Jiang Fan sẽ không còn giữ chức chủ tịch Taobao và Tmall, chỉ giữ lại vị trí chủ tịch mảng kinh doanh ở nước ngoài của Alibaba, thông tin này đã được công bố chính thức vào tháng Một năm nay. Ngoài ra, người sáng lập ByteDance (công ty mẹ của TikTok) là Zhang Yiming và Giám đốc điều hành Huang Zheng của nền tảng thương mại điện tử Pinduoduo cũng từ chức; gần đây nhà sáng lập kiêm CEO của công ty thương mại điện tử lớn thứ hai Trung Quốc JD.com là doanh nhân Liu Qiangdong cũng đã tuyên bố từ chức.

Có phân tích những doanh nhân Trung Quốc này chính là bộ mặt tuyên truyền đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi ĐCSTQ muốn cùng nhau phát triển thịnh vượng thì các chủ doanh nghiệp phải làm theo nếu muốn tồn tại, vì vậy không ít người không còn cách nào là phải từ bỏ doanh nghiệp để bảo toàn sinh mạng cá nhân.

Chuyên gia: Triết lý giữ mình

Trong số những người này, người lớn tuổi nhất là Jack Ma sáng lập Alibaba hiện 58 tuổi. Những người khác đều rất trẻ nhưng đã chọn từ bỏ chức vụ quan trọng đang nắm giữ như: Zhang Yiming sinh năm 1983, chưa đầy 40 tuổi; Huang Zheng sinh năm 1980, mới ngoài 40 tuổi; người sáng lập Meituan là Wang Xing năm nay 43 tuổi; Liu Qiangdong 48 tuổi; Su Hua sinh năm 1982 năm nay mới bước sang tuổi 40.

Về vấn đề này, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với Epoch Times, tổng thư ký Wu Den-yih của Hiệp hội Tiến bộ Chiến lược Đài Loan nói rằng lý do đằng sau sự rút lui của họ “không phải là rút lui dũng cảm mà là để bảo vệ bản thân, đó không phải lựa chọn của họ mà là bị động và buộc phải từ chức”. Ông cho hay, trước đây thời cải cách và mở cửa ĐCSTQ áp dụng chính sách “làm cho một số người giàu lên trước”, để bộ phận người dân này trở thành bộ mặt cho ĐCSTQ thể hiện hình ảnh con đường đúng đắn của nhà cầm quyền, nhưng nay dưới chiêu bài mới của nhà cầm quyền thì tình hình thay đổi.

Trở thành dê tế thần

Những doanh nghiệp kinh tế mới nổi ở Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Meituan, Baidu, JD.com… là động cơ thúc đẩy Trung Quốc đổi mới công nghệ, theo đó Ma Huateng, Jack Ma, và Liu Qiangdong đã trở thành những đại diện điển hình của chiêu bài “cho một số ít người giàu lên trước”.

Ông Wu Den-yih nói rằng trước đây, ĐCSTQ cần các công ty này xâm nhập cộng đồng quốc tế, nhưng sau khi họ lớn mạnh thì ĐCSTQ phải tìm cách để ngăn các công ty Trung Quốc này chuyển tiền của Trung Quốc ra nước ngoài, vì thế hai năm qua đã bắt đầu giám sát chặt, mạnh tay chấn chỉnh các doanh nghiệp để rút tài sản của họ dưới chiêu bài gọi là “xã hội thịnh vượng chung”.

Ông đề cập rằng những động thái của ĐCSTQ nhằm nhào nặn hình ảnh cho nhà cầm quyền trước thềm Đại hội 20 năm nay.

Jack Ma đã từng đến Đài Loan để gặp chủ tịch Morris Chang của TSMC, khi đó Jack Ma đã chế giễu rằng các doanh nhân Đài Loan đã quá già. Ông Wu Den-yih cho hay đáng tiếc là hiện tại thậm chí Jack Ma còn không có cơ hội để lên tiếng trước công luận. Ở các nước tự do và dân chủ, kinh tế tư nhân phát triển vượt bậc chưa bao giờ nhờ vào sự lãnh đạo của chính phủ, chủ yếu vì các doanh nghiệp có thể tự chủ hoàn toàn. So với ĐCSTQ với chiêu bài “cho một số người giàu lên trước” và tạo ra những cánh tay nối dài của nhà cầm quyền trong doanh nghiệp, nhưng một khi đảng muốn ai cùng làm giàu thì người đó phải vâng phục Đảng, còn khi muốn thu hồi lại thì “thậm chí bạn không có cơ hội để kêu lên”, Wu Den-yih nói.

Ông Wu Den-yih cho biết hiện tại Jack Ma và Ma Huateng vẫn còn đường sống là may mắn, nhưng khi nào họ sẽ bị gán tội danh tham nhũng và vào tù thì vẫn chưa rõ, nhất là khi trong quá khứ những doanh nhân này có quan hệ thân thiết với chính quyền các địa phương, họ có quá nhiều mối quan hệ nên bất cứ lúc nào cũng có thể bị “cho biến mất” dưới danh nghĩa tham nhũng.

Bảo toàn sinh mệnh trước thềm Đại hội 20

Gần đây, trên Weibo xuất hiện chia sẻ với tiêu đề là “Tất cả các ‘ông trùm’ này đều đã nghỉ hưu và sẽ không còn lên tiếng công khai nữa”, bài viết cho hay với xu thế tăng cường bảo toàn vị thế của ĐCSTQ khiến các ‘ông trùm’ tự chỉnh đốn phát ngôn: Su Hua ngừng phát biểu, Zhang Yiming xóa tất cả nội dung Weibo mà anh đăng trong quá khứ, người sáng lập Meituan là Wang Xing đã xóa hơn 17.000 bài luận cá nhân với hàng triệu chữ, Jack Ma thì đã im lặng trong một thời gian dài…

Nhà bình luận thời sự kiêm chuyên gia tài chính Edward Huang (Đài Loan) phân tích với Epoch Times rằng đây là một động thái tự vệ trước sự kiện chính của năm nay là Đại hội 20 của ĐCSTQ, do đó những “tượng đài khởi nghiệp” của Trung Quốc tìm cách tránh bị lật lại những phát ngôn mà họ đã đưa lên mạng, đặc biệt những phát biểu cho thấy thân cận với phái Giang (thế lực cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân) có thể biến họ thành mục tiêu.

“Dưới bầu không khí này, các ‘ông trùm’ tự nhiên phải lựa chọn đảm bảo an toàn bản thân, ít nhất trước tiên vạch rõ ranh giới chính trị, không liên quan gì đến chính trị thì ít nhất sẽ không trở thành mục tiêu, minh chứng như Jack Ma từng quá khoa trương khiến thành mục tiêu đàn áp của Trung ương ĐCSTQ”, ông Edward Huang nói.

Thực trạng CEO của các doanh nghiệp Trung Quốc “đồng loạt từ chức” cho thấy môi trường khởi nghiệp ở Trung Quốc đã không còn như trước đây, giờ đây mức độ giám sát chặt chẽ hơn dự kiến. Ông Edward Huang nói rằng trước đây những người lãnh đạo tập đoàn đó phải xây dựng quan hệ chặt chẽ với quan chức ĐCSTQ để có được điều kiện kinh doanh, nhưng gần đây ĐCSTQ liên tục tiến hành các cuộc thanh trừng đối với các công ty khiến vấn đề trở thành vấn đề chính trị quá căng thẳng: muốn tiền hay muốn bảo toàn sinh mạng?

Chuyên gia Đài Loan Edward Huang nói rằng các động thái từ bỏ tuyến đầu của các ông chủ lớn Trung Quốc là để bảo toàn sinh mạng, để vạch rõ ranh giới với chính trị, đây là tình thế mà họ không còn lựa chọn nào khác.

Vũ Thiền

Published by
Vũ Thiền

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

5 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago