Nơi nguy nga nhất trong kinh thành Huế là điện Thái Hòa, là nơi vua thiết triều, cũng là nơi đăng quang khi mới lên ngôi. “Thái” ở đây nghĩa là cao nhất, “hòa” nghĩa là hòa hợp, “Thái hòa” mang ý nghĩa “thiên, địa, nhân” đạt đến sự hòa hợp cao nhất. Từ “thái hòa” có nguồn gốc từ Kinh Dịch, trong phần viết về quẻ thuần càn. Quẻ thuần càn này có đặc điểm là “nguyên, hanh, lợi, trinh”, đây là 4 chữ nhắc nhở vua quan Đại Việt cách trị quốc, cũng là 4 chữ có thể giúp thành tựu sự nghiệp và cuộc đời một người.
“Nguyên, hanh, lợi, trinh” được nhắc tới trong Kinh Dịch chính là một vòng tuần hoàn từ lúc khởi đầu (nguyên) cho đến lúc có kết quả đạt được (trinh), thể hiện quy luật biến đổi của Trời đất. Phần về quẻ thuần càn này có câu “bảo hợp thái hòa, nãi lợi trinh” nghĩa là giữ gìn và thể hiện được sự hòa hợp thì có lợi ở điều chính mọi việc; cũng có câu “thái hòa, âm dương hội hợp dung hòa chi khí dã” nghĩa là thái hòa là cái khí âm dương hội hợp mà dung hòa với nhau. Điện Thái Hòa là trọng tâm của kinh thành Huế, nơi thiết triều để đưa ra các quyết sách trị quốc, dùng chữ thái hòa có nghĩa là thuận theo ý trời, khiến trời, đất và người hòa hợp thì mọi việc sẽ hanh thông.
“Nguyên” là chỉ sự khởi đầu của vạn vật. Có câu: “Nhất nguyên phục sử, vạn tượng canh sinh”, ý rằng khi khởi đầu thì vạn vật đều được đổi mới, được sinh ra.
Khởi đầu như thế nào mới tốt? Kinh Dịch giảng: “Nguyên giả, thiện chi trường dã”, nghĩa là chỉ khi hướng thiện mới có được sự khởi đầu tốt đẹp, mới là sự khởi đầu mà chúng ta cần có.
Có câu: “Nhân giả sơ tâm”, ý rằng người nhân nghĩa khởi đầu từ tâm. Mạnh Tử nói: “Nhân giả vô địch”, người thiện chẳng có kẻ thù. Sự nghiệp muốn có một khởi đầu tốt đẹp, thì cái tâm ban đầu cần xuất phát từ thiện niệm.
Người nhân nghĩa sẽ phát triển sự nghiệp và cuộc đời theo những góc độ có lợi cho xã hội, không chỉ đơn thuần truy cầu danh lợi cá nhân. Họ không cần phải khoa trương tuyên truyền lý niệm của mình, bởi lẽ thiện tâm của họ có thể tự kết nối với sự nghiệp, truyền khắp mọi ngóc ngách trong xã hội.
Trong xã hội xưa nay, phần lớn mọi người đều khởi đầu sự nghiệp bằng cách nghĩ về danh, về lợi. Đây có thể coi là sự khởi đầu thường thấy nhất. Nếu khi khởi nghiệp có thể ôm chí lớn hơn, mong muốn mang đến điều có ích cho xã hội, thì đã là điều khá tốt rồi. Vạn sự khởi đầu, tối kỵ là xuất ra ác niệm.
“Hanh” ở đây chỉ sự phát triển. Phát triển như thế nào mới là điều chúng ta cần? Kinh Dịch giảng: “Hanh giả, gia chi hội dã”, hanh thông là nơi tụ hội của những đức hạnh tốt đẹp. “Gia” ở đây là mỹ đức tốt lành. Có thể tụ hội những điều tốt đẹp mà phát triển mới là sự phát triển mà chúng ta cần. Cho nên cơ sở của “Nguyên, Hanh” là coi trọng thiện, coi trọng phẩm hạnh.
Nếu muốn sự nghiệp phát đạt, hanh thông thì cần kinh doanh có nguyên tắc đạo đức, như vậy mới có thể nhanh chóng phát triển. Muốn thành tựu đại nghiệp cần thủ vững “thành tín nghiêm minh”.
Thành tín kỳ thực là giới hạn đạo đức nhằm duy trì mối quan hệ giữa người với người. Con người trước tiên phải giữ chữ tín mới có thể hợp tác, giao lưu với người khác. Chỉ khi không thất tín họ mới nhận được sự tín nhiệm và tôn trọng từ người khác.
Truy cầu phú quý là điều đa số con người đều theo đuổi, đó không tính là sai, then chốt là truy cầu như thế nào? “Quân tử ái tài, thủ chi hữu đạo”, người quân tử cũng coi trọng tiền tài, nhưng chỉ nhận thứ phù hợp với đạo nghĩa. Muốn giành được lợi thì cần dùng nghĩa làm thước đo, không gây tổn hại tới người khác và xã hội.
Lấy nghĩa làm lợi mới có thể sang giàu, no đủ. Khi làm bất cứ việc gì, chúng ta đều không thể không suy xét tới vấn đề lợi ích. Nhưng lợi ấy nếu có thể đồng thời làm lợi cho người khác, làm lợi cho xã hội thì được gọi là “Nghĩa”.
Mạnh Tử nói: “Không phải đạo thì một giỏ cơm cũng không nhận từ người khác. Nếu hợp với đạo thì thiên hạ cũng có thể nhận về, giống như vua Thuấn nhận thiên hạ từ vua Nghiêu”.
Cái lợi lớn hay nhỏ không phải là điều quan trọng, điều then chốt là lợi đó có nghĩa hay không. Có nghĩa thì dẫu lớn mấy cũng không coi là quá mức, bất nghĩa thì dẫu nhỏ nữa cũng chẳng thể thu nhận.
Kinh Dịch nói: “Trinh giả, sự chi can dã”, nghĩa là “Trinh là cái gốc hành sự của Trời và người”. “Trinh” đại diện cho sự thành tựu, cũng như bước phát triển mới của sự vật, sau đó lại tiếp tục một vòng tuần hoàn “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh”.
Dẫu thành tựu sự nghiệp cũng không nên kiêu ngạo tự mãn, mà nên khiêm tốn, nên luôn thủ vững bản tâm, tìm kiếm những điều mới mẻ, giúp sự nghiệp có những bước đột phát mới, làm lợi hơn nữa cho mọi người.
Thế sự thiên biến vạn hóa, có thể lý giải sâu sắc và nắm vững hàm nghĩa chân thực của bốn chữ “Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh” này cũng coi như đã thấu hiểu được đạo tiến thoái trong cuộc đời và sự nghiệp.
Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập
Xem thêm:
Mời xem video:
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…