Cách đây vài năm, Trung Quốc đã mua gần 1/10 diện tích đất canh tác của Ukraine.
Việc Nga xâm lược Ukraine đang gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu và giá lương thực tăng phi mã. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong tương lai được cho là sẽ còn gây ra nhiều khó khăn hơn nữa.
Nhiều quốc gia nhận ra rằng họ nên tự trồng nhiều lương thực hơn, thế nhưng họ đã bán phần lớn đất đai tốt nhất của mình cho Trung Quốc.
Cách đây vài năm, Trung Quốc đã mua gần 1/10 diện tích đất canh tác của Ukraine. Điều này rất đáng để lưu ý.
Các quốc gia nên bắt đầu sàng lọc những người Trung Quốc đang tìm cách mua đất nông nghiệp, giống như cách họ đã làm với các công nghệ nhạy cảm.
Trong phát biểu ngày 24/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres nói rằng: “Không thể có giải pháp hiệu quả nào cho cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, nếu không tái hội nhập sản xuất lương thực của Ukraine, cũng như thực phẩm và phân bón do Nga sản xuất vào thị trường thế giới”.
Chúng ta sẽ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trong năm nay và sẽ còn tồi tệ hơn vào năm 2023. Nhưng ngũ cốc và các loại thực phẩm khác của Ukraine sẽ không thể sớm thâm nhập thị trường thế giới vì tuyến đường biển vẫn bị đóng băng trong xung đột với Nga.
Một số ngũ cốc của Ukraine đang được vận chuyển bằng đường sắt đến Ba Lan và Romania, nhưng làm như vậy rất tốn công sức và tiền bạc. Trước chiến tranh, khoảng 90% ngũ cốc của Ukraine được xuất khẩu qua hệ thống các cảng biển.
Trong vài năm qua, người Trung Quốc đã mua đất trồng trọt ở nhiều nước khác nhau, từ Hoa Kỳ, Pháp cho đến Việt Nam. Năm 2013, tập đoàn thực phẩm khổng lồ WH Group của Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông đã mua lại Smithfield, nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất nước Mỹ, cùng với hơn 146.000 mẫu đất trang trại ở bang Missouri.
Cũng trong năm đó, Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương* đã mua 9% diện tích đất canh tác nổi tiếng màu mỡ của Ukraine, tương đương 5% tổng diện tích lãnh thổ của nước này, với hợp đồng có thời hạn 50 năm.
Từ năm 2011 đến năm 2020, Trung Quốc đã mua gần bảy triệu héc-ta đất nông nghiệp trên khắp thế giới. Các công ty từ Anh đã mua gần hai triệu héc-ta, trong khi các công ty Mỹ và Nhật Bản mua ít hơn một triệu héc-ta.
Ông J. Peter Pham, một nhà phân tích châu Phi lâu năm và từng là đặc phái viên của chính quyền Trump tại khu vực Hồ Lớn của châu Phi, cho biết: “Điều quan trọng nhất là người Trung Quốc làm gì với đất đai [mua được]?. Ở Cộng hòa Dân chủ Congo, “họ đã được chế độ trước đó chấp thuận lấy 100.000 héc-ta để sản xuất dầu cọ”, và việc trồng trọt này đã gây ra nạn phá rừng trên diện rộng. “Còn ở Zimbabwe, họ đang sản xuất thịt bò để xuất khẩu trở lại Trung Quốc, đây không phải là cách sử dụng bền vững và tốt đẹp đối với đất nông nghiệp ở một đất nước [nghèo khó], nơi mà mọi người luôn khao khát các mặt hàng chủ lực cơ bản”.
Mất đất canh tác thậm chí đang trở thành thảm họa đối với các quốc gia có vị thế tốt hơn Zimbabwe. Đến tháng 4, một phần do tác động từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga, giá lương thực bán buôn đã tăng 18% so với một năm trước đó. Đó là mức tăng lớn nhất trong 12 tháng trong gần 5 thập kỷ. Tại Pháp, giá lúa mì đã tăng gấp đôi kể từ năm 2020.
Và Trung Quốc có khả năng muốn mua thêm đất canh tác của nước ngoài. Đất nước này có dân số bằng khoảng 21% dân số thế giới, nhưng chỉ có tương ứng 7% đất nông nghiệp sản xuất.
Số phận của Ukraine làm nổi bật mối nguy hiểm khi có một quốc gia khác đang phụ trách một phần lãnh thổ của họ. Quốc gia này trông lại giống như một đồng minh của Nga.
Đồng thời, nếu Trung Quốc đột ngột thoái vốn nắm giữ, điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng kinh tế của Ukraine.
Tại Hoa Kỳ, Dân biểu Đảng Cộng Hòa là ông Dan Newhouse gần đây đã đưa ra một dự luật, đề xuất cấm các công ty Trung Quốc, Nga, Iran và Bắc Triều Tiên mua đất nông nghiệp của Mỹ.
Dự luật này tiếp nối một dự luật khác đã được trình vào năm 2020 bởi các Nghị sĩ Jim Inhofe và Thom Tillis, yêu cầu sàng lọc tất cả các hoạt động mua lại đất nông nghiệp của các thực thể nước ngoài.
Việc cho phép các quốc gia như Trung Quốc sở hữu đất canh tác, hiện tại đã trở nên quá rủi ro. Thêm vào đó, nhu cầu về đất canh tác được cho là sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai; và những cuộc đối đầu địa chính trị sẽ khiến chuỗi cung ứng thực phẩm có nguy cơ bị gián đoạn nhiều hơn.
Bởi vậy, mỗi héc-ta đất canh tác hiện nay đều có giá trị. Thực sự là tấc đất, tấc vàng.
Phong Vân (theo WSJ)
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử ông Scott Bessent làm Bộ trưởng…
Kiev đang nỗ lực phát triển các loại phòng không mới để chống lại "những…
Bài phát biểu công khai hôm thứ Năm (21/11) của Tổng thống Nga Vladimir Putin…
Công ty Cổ phần Tổ hợp y tế kỹ thuật cao An An Hòa đề…
TP.HCM dự kiến chi 2.226 tỷ đồng/năm trợ giá cho doanh nghiệp hoạt động vận…
Đầu tháng này, Chính phủ Mỹ tiết lộ rằng các tin tặc có liên hệ…