Ngày 1/6/2021, Thủ tướng Canada Justin Trudeau tặng hoa cho trẻ em của 215 thổ dân bị bức hại, làm dấy lên tranh luận liệu Canada có nên thừa nhận tội diệt chủng.
Ngày 27/5/2021, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có phát biểu ở Trung tâm Kigali Genocide Memorial (Kigali Genocide Memorial Center) tại Cộng hòa Rwanda, thừa nhận nước Pháp muốn chịu trách nhiệm vụ thảm sát tại Rwanda năm 1994. Khi được hỏi liệu có xin lỗi hay không, ông trả lời rằng “xin lỗi” không phải là câu chữ chính xác.
Ngày 28/5/2021, Chính phủ Đức thừa nhận việc nhà thực dân Đức sát hại hàng chục ngàn thổ dân châu Phi người Herero và Nama thời kỳ thực dân (nhất là từ năm 1904 đến 1908) là “đại thảm sát” và “diệt chủng”, đồng thời đồng ý bồi thường cho Namibia 37,7 tỷ Euro; lần đại thảm sát này được các nhà sử học gọi là sự kiện “diệt chủng” đầu tiên của thế kỷ 20.
Ngược lại, ĐCSTQ cũng đối diện với cáo buộc “diệt chủng”, nhưng thái độ và phản ứng của ĐCSTQ lại tuyệt nhiên khác hẳn so với Pháp, Đức và Canada. Nếu có một ngày, trên Trái Đất này thực sự không còn người Duy Ngô Nhĩ, chắc chắn là do một tay ĐCSTQ gây ra. Tuy nhiên, hiện nay ĐCSTQ vẫn bao biện cho chính sách “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ mà họ đã thực thi nhiều năm qua, nói rằng các chứng cứ thực tế được đưa ra là nói dối, đều là bịa đặt. Có tác dụng hay không?
Nếu Tân Cương thực sự là thái bình, người Tân Cương ai ai cũng an cư lạc nghiệp, vì sao lại có nhiều cáo buộc đến như thế? Hơn nữa, toàn bộ cáo buộc đều là có chứng cứ?!
Chính sách “diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ”, từ năm 1949, ĐCSTQ giải phóng và lập quốc đã bắt đầu thực thi chính sách “Hán hóa Tân Cương”. Do người Tân Cương ít, nhưng đất rộng của nhiều, bao gồm cả nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như dầu mỏ, muốn dễ dàng lấy được những nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ này, thì biện pháp hữu hiệu nhất chính là “Hán hóa Tân Cương”. Do đó, tháng 2/1950, Mao Trạch Đông bèn hạ lệnh cho 200.000 lính Giải phóng quân trú tại Tân Cương chuyển đổi nghề nghiệp ngay tại chỗ, đóng quân khai hoang và trấn giữ tại đó. Nhưng những quan binh đơn thân “không có vợ thì không yên tâm được, không có con thì không thể bén rễ ở nơi đó được”, quyền tư lệnh viên Quân khu Tân Cương là Vương Chấn bèn lập tức viết thư cho người phụ trách tỉnh Hồ Nam là Hoàng Khắc Thành và Vương Thủ Đạo, yêu cầu Hồ Nam tuyển nhận nữ binh đến Tân Cương sinh con đẻ cái để giải quyết vấn đề hôn nhân của quan binh. Kết quả, trong hai năm, từ năm 1951 – 1952, tổng cộng đã lừa được “8 ngàn cô gái Hồ Nam lên Thiên Sơn” (tên một bộ phim truyền hình, Thiên Sơn là một địa danh / dãy núi thuộc khu vực Tân Cương), bị bức hôn, bị ở góa, bị tước đoạt tự do, vấn đề xã hội để lại vẫn còn kéo dài đến hiện nay. Tuy nhiên, những vấn đề này, không hề lay động được quyết tâm muốn Hán hóa Tân Cương của ĐCSTQ, ngược lại ĐCSTQ muốn bá chiếm vùng đất phía Tây Bắc này bằng bất cứ giá nào.
Do đó, chính sách “Hán hóa Tân Cương” dần dần biến thành chính sách “diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ” hiên nay.
“Hán hóa Tân Cương” đến nay đã 71 năm, theo thống kế thí điểm nhân khẩu cuối năm 2015, Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương có tổng cộng 21,6 triệu người; trong đó người Duy Ngô Nhĩ có 10,02 triệu người, người Hán có 8,42 triệu người, người Kazakh có 1,51 triệu người, người Hồi có 980.000 người, hơn 20 dân tộc thiểu số khác có 670.000 người. Người Hán đã trở thành nhóm người đông thứ 2 ở Tân Cương, và có xu hướng vượt lên đứng đầu so với người Duy Ngô Nhĩ! Tác giả bài viết này tin rằng đến hiện nay, sau 6 năm, dân số người Hán ở Tân Cương thực tế đã vượt xa người Duy Ngô Nhĩ.
Tập Cận Bình, Tân Cương đã Hán hóa hơn 50% nhưng vì sao ông vẫn chưa vừa ý? Liệu có phải thực sự muốn Tân Cương Hán hóa 100%, diệt chủng 100% thì ông mới vừa ý ư?
Chính vì Giang Trạch Dân không hài lòng, Hồ Cẩm Đào không hài lòng, Tập Cận Bình không hài lòng, bước sang thế kỷ 21, ĐCSTQ đã đẩy nhanh “Hán hóa Tân Cương”, thực tế là tăng cường lực độ “diệt chủng Duy Ngô Nhĩ”!
Năm 2009, sau Thế vận hội Mùa hè 2008, ĐCSTQ lấy danh nghĩa “tấn công chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa chia rẽ Tân Cương”, đã bố trí lượng lớn lực lượng cảnh sát và hệ thống giám sát tại Tân Cương, tuần hành và nổi loạn đều sẽ bị trấn áp. Hàng ngàn người bị đưa vào trong các trung tâm giam giữ không tên, bị ĐCSTQ tái giáo dục với ý đồ thuyết phục họ từ bỏ tôn giáo và thân phận dân tộc thiểu số, v.v. Từ năm 2016, phần lớn hộ chiếu của người Duy Ngô Nhĩ bị tịch thu để ngăn cản họ ra nước ngoài, hoạt động của họ ở nội bộ Tân Cương cũng bị rất nhiều hạn chế. Chính phủ thiết lập mạng lưới địa khu tại Tân Cương, tổng cộng do 7300 trạm kiểm tra. Tại Tân Cương, ĐCSTQ đã sớm làm cho dân tình tức giận, thương nhân địa phương phổ biến oán trách các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt khiến việc kinh doanh của họ ngày càng khó khăn, khách hàng ngày càng ít, bởi vì không chỉ người Duy Ngô Nhĩ bị hạn chế, người Kazakh và người Hán cũng chịu ảnh hưởng, người Hán sớm đã cảm thấy không kiên nhẫn được, và bất mãn với rất nhiều biện pháp quản chế.
Ngày 13/9/2009, Hiệp hội Phóng viên Hồng Kông và Hiệp hội Phóng viên nước ngoài tại Hồng Kông đã kêu gọi tuần hành, kháng nghị chính quyền Tân Cương, cáo buộc 3 phóng viên Hồng Kông bị cảnh sát vũ trang ẩu đả, liên quan đến kích động quần chúng gây sự. Khoảng 700 phóng viên mặc áo đen tham gia tuần hành, họ đeo ruy băng đỏ và biểu ngữ kháng nghị và yêu cầu Bí thư Tân Cương Vương Lạc Tuyền từ chức dán trên tấm biển của Văn phòng Liên lạc Trung ương.
Áp bức càng lớn, phản kháng càng lớn. Ví dụ: ngày 14/2/2017, huyện Bì Sơn thành phố Hòa Điền, Tân Cương, xảy ra sự kiện tấn công bạo lực, 10 người bị chém bị thương, trong đó có 5 người bị thương quá nặng, không thể cứu chữa và đã tử vong; 3 người Duy Ngô Nhĩ cầm dao tấn công, cũng bị cảnh sát bắn chết. Sự kiện tương tự như thế này chẳng có gì lạ lùng tại Tân Cương!
Ngày 15/11/2017, Thời báo Tài chính (Financial Times) có bài viết nói rằng sự kiểm soát của Trung Quốc đối với khu vực phía tây Tân Cương không chỉ khiến cho người Duy Ngô Nhĩ bị hạn chế khắp nơi, đồng thời cũng khiến ngày càng nhiều người Hán bắt đầu cảm thấy lo lắng. Do lo lắng phần tử cực đoan và hoạt động khủng bố, Trung Quốc trong những năm gần đây đã tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt Tân Cương, đặc biệt là tháng 8/2016 ông Trần Toàn Quốc làm Bí thư Tân Cương cho đến nay, càng khiến cho Tân Cương vốn đã bị kiểm soát nghiêm ngặt trở thành giống như tường đồng vách sắt, cảm giác giống như một nhà tù lộ thiên.
Ông Dilxat Raxit, người phát ngôn của “Đại hội Đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới” có trụ sở tại München (Đức) cho rằng người dân Tân Cương dùng hình thức đối kháng cấp tiến là vì cơ bản họ không có cơ hội đấu tranh một cách hòa bình. Chính sách đàn áp phân biệt đối xử cực đoan của Trung Quốc khiến cho người Duy Ngô Nhĩ không thể chịu đựng được. Bất cứ thách thức nào cũng đều có thể dẫn đến xung đột, cộng đồng quốc tế cần thúc giục Trung Quốc xem xét lại chính sách của chính họ.
Ngày 19/1/2021, ngày cuối cùng trong nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Trump, đương nhiệm Ngoại trưởng Mỹ khi đó là ông Mike Pompeo lần đầu tiên cho biết, Trung Quốc phạm phải tội “diệt chủng” và “phản nhân loại” đối với người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương. So với những phê bình Trung Quốc xâm phạm nhân quyền trước đó, mức độ lần này rất khác biệt, lần này là nghiêm trọng hơn nhiều.
Ngày 22/2/2012, trong tình huống không có nghị sĩ nào phản đối, Hạ viện Canada đã nhất trí cho rằng chính sách trại giam giữ và ngăn cản sinh đẻ mà Trung Quốc thực thi tại Tân Cương là “tội ác phản nhân loại” và “diệt chủng”, kiến nghị Chính phủ Canada cần có hành động tiếp theo.
Ngày 25/2/2021, Hạ viện Hà Lan thông qua kiến nghị, nhận định người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đang chịu sự xâm hại bởi “tội ác phản nhân loại” và “diệt chủng”, kiến nghị Chính phủ Hà Lan có hành động tiếp theo.
Ngày 11/3/2021, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhận định Chính phủ Trung Quốc cưỡng bức phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương tuyệt dục, đồng thời việc giam giữ quy mô lớn người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và những người theo đạo Hồi khác là “tội ác phản nhân loại” và “diệt chủng”, Chính phủ Pháp không ngồi yên không ngó ngàng gì.
17/3/2021, 17 quốc gia Liên minh châu Âu đã bàn bạc đồng ý thực thi chế tài đối với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về việc người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương chịu bức hại quy mô lớn, đây là chế tài lần đầu tiên đối với Trung Quốc kể từ sau lệnh cấm vận vũ khí của EU áp đặt với Trung Quốc sau sự kiện Lục Tứ năm 1989 đến nay. Ngày 22/3/2021, EU cùng Mỹ, Anh, Canada tuyên bố thực thi chế tài đối với 4 quan chức và một thực thể Trung Quốc do vấn đề bức hại nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ. Bốn người này bao gồm cựu Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Tân Cương Chu Hải Luân; Thường ủy Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương Vương Minh Sơn; Chính ủy Binh đoàn Sản xuất Kiến thiết Tân Cương, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Xây dựng Tân Cương Vương Quân Chính; Giám đốc Phòng công an Khu tự trị Tân Cương Trần Minh Quốc. Một thực thể bị chế tài đó là “Cục Công an Binh đoàn Sản xuất Kiến thiết Tân Cương”.
Ngày 30/3/2021, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố “Báo cáo nhân quyền các nước” thường niên năm 2020, trong đó chỉ rõ ràng Tân Cương xảy ra “diệt chủng” và “tội ác phản nhân loại”.
Ngày 22/4/2021, Hạ viện Anh đã nhất trí thông qua nghị quyết xác nhận người Duy Ngô Nhĩ Tân Cương đang gặp phải “tội các phản nhân loại” và “diệt chủng”, kiến nghị Chính phủ Anh cần có hành động tiếp theo.
Chính quyền ĐCSTQ đương nhiên cũng không cam tâm để người khác thấy mình yếu kém, nên đã đưa ra cái gọi là “biện pháp đáp trả” bằng cách chế tài quan chức ngoại giao nhiều nước; nhưng không ngờ các nước lại đoàn kết hơn, phản kích lại một cách mạnh mẽ.
Ngày 23/3/2021, Ý, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Litva và các nước khác đã triệu tập các đại sứ Trung Quốc, lên án họ và phản đối các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với hơn một chục nghị sĩ châu Âu. Pháp đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc Lư Sa Dã về các lệnh trừng phạt của Bắc Kinh và nhấn mạnh rằng việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp xúc phạm và đe dọa các nghị sĩ Pháp và một học giả là không thể chấp nhận được.
Tại hội nghị của NATO, Ngoại trưởng Đức cũng đã triệu kiến Đại sứ Trung Quốc tại Đức, tuyên bố rằng các lệnh trừng phạt của Trung Quốc đối với các nghị sĩ và học giả là hoàn toàn không thể chấp nhận được, bởi vì các lệnh trừng phạt của EU là nhằm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền. Ngoại trưởng Đan Mạch cho biết trong một tuyên bố rằng chế tài của Trung Quốc là tấn công rõ ràng vào nhân quyền và tự do, đặc biệt là tự do ngôn luận.
Ngày 24/3/2021, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ý nhắc lại với Đại sứ Trung Quốc tại Rome lập trường kiên định của Ý trong việc bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đồng thời tuyên bố rằng Ý ủng hộ các lệnh trừng phạt do EU thông qua, từ chối chấp nhận các lệnh trừng phạt này của Trung Quốc.
Chớ nghĩ rằng “diệt chủng” sẽ không xảy ra ở Hồng Kông, “Hán hóa Tân Cương” chẳng phải là “nội địa hóa Hồng Kông” sao? Có phải “trung tâm dạy học”, “trung tâm giáo dưỡng” và “trung tâm phục hồi” của Hồng Kông không phải là “trại giáo dục cải tạo”?
Như đã đề cập ở trên, ông Dilxat Raxit cho rằng người dân Tân Cương đã sử dụng đến sự phản kháng cấp tiến vì cơ bản không có cơ hội cho sự phản kháng trong hòa bình. Chẳng phải Hồng Kông cũng vậy sao? Sự phản kháng triệt để của người dân Hồng Kông cũng là vì không có cơ hội phản kháng hòa bình. “Cuộc bầu cử sơ bộ gồm 47 thành viên” là một ví dụ sống động. “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” và “hoàn thiện chế độ bầu cử” giống như phản ứng của ĐCSTQ đối với Tân Cương đó là thực hiện chính sách đàn áp và phân biệt đối xử cực đoan; người dân Tân Cương không có quyền tự do tuần hành và hội họp, người dân Hồng Kông cũng không có như thế; người dân Tân Cương không có quyền tự do ngôn luận, cũng như người dân Hồng Kông không có như thế; Người dân Tân Cương không có quyền tự do bầu cử, cũng như người dân Hồng Kông vậy; do đó, người dân Hồng Kông không còn chịu đựng được nữa; bất kỳ hành động khiêu khích nào đều có thể gây ra xung đột và cộng đồng quốc tế nên thúc giục Trung Quốc suy nghĩ về các chính sách của họ đối với Hồng Kông. Liệu có phải là quan bức dân phản không?
“Diệt chủng xa thế này, gần thế kia”, thực ra ĐCSTQ đã thực thi và triển khai tại Hồng Kông, chỉ là người Hồng Kông không biết mà thôi!
Vì Hồng Kông và Tân Cương đã trở thành một cộng đồng chung vận mệnh dưới sự quản lý của ĐCSTQ, người dân Hồng Kông không muốn tình hình ở Tân Cương tiếp tục xấu đi, tác giả bài viết này cũng không muốn tình hình ở Tân Cương xấu đi. Chỉ có thể khuyên ĐCSTQ câu này: “Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Hãy suy nghĩ kỹ.
Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường, xin hãy suy nghĩ kỹ lại; vì Tân Cương đã bị Hán hóa 50%, và Hồng Kông cũng đã được nội địa hóa 50%, về lý thì “Thấy có thu hoạch tốt! Dừng lại đúng lúc! Biết tiến biết lùi!”. Lẽ nào ĐCSTQ muốn thực sự “Hán hóa 100% Tân Cương” và “nội địa hóa Hồng Kông 100% thì mới dừng lại sao?” “Hán hóa 100% Tân Cương” có nghĩa là “diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ”! “Nội địa hóa 100% Hồng Kông” có nghĩa là “người Hồng Kông bị diệt chủng”! Các ông thực sự muốn làm thế này sao? Thực sự muốn đuổi cùng giết tận sao?
Có gió thì không nên dùng hết buồm, nhận được một số ý tốt thì nên dừng tay lại! Vẫn là hy vọng Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường có thể giơ cao đánh khẽ, vẫn là hy vọng ĐCSTQ có thể giơ cao đánh khẽ, chấm dứt diệt chủng Tân Cương, để cho Tân Cương một con đường sống; đồng thời chấm dứt diệt chủng Hồng Kông, cũng để cho Hồng Kông một còn đường sống; có thể làm như thế không hay không? Xin cảm ơn!
Hầu Trấn An
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được Up Media trao quyền cho Vision Times đăng lại.
Xem thêm:
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…