Hai cha con người Trung Quốc đều thi đỗ đại học và có một cuộc sống tốt đẹp. Người cha hễ mở miệng là cảm ơn Chính phủ Trung Quốc, người con học tại Nhật lại chỉ nghĩ tới việc cảm ơn cha mẹ mình. Sự khác biệt này bắt nguồn từ đâu?
Trong cuộc đời ai cũng sẽ được nhiều người giúp đỡ. Người có lương tâm nên cảm ơn tất cả những ai đã giúp đỡ mình, biết ơn là đạo lý làm người cơ bản.
Tại Thế vận hội 2012 ở London (Anh), một nữ vận động viên Trung Quốc hơn 10 tuổi đã giành được huy chương vàng. Sau trận đấu, phóng viên đã phỏng vấn cô gái trẻ này. Phóng viên hỏi cô bé biết ơn ai nhất sau khi đạt được thành tích như vậy? Cô bé nói những từ tận đáy lòng mình không chút do dự: “Cảm ơn cha mẹ của con!”
Theo báo cáo, sau đó cô bé đã bị khiển trách: Em có thể đạt được kết quả như vậy không phải là việc cá nhân. Ngay khi còn nhỏ, em đã được gửi đến một trường thể thao nghiệp dư, sau đó được tuyển vào đội tuyển quốc gia. Đất nước đã cung cấp cho em địa điểm tập luyện và huấn luyện viên tốt nhất, đồng thời trả lương và thưởng cho em. Trước tiên em nên cảm ơn Chính phủ, các nhà lãnh đạo và các huấn luyện viên!
Từ năm 1985 đến năm 1988, tôi học tiến sĩ tại Khoa Khoa học Máy tính trong trường Đại học Tsukuba, Nhật Bản 3 năm. Tôi quen một người bạn họ Lưu ở Đại học Tokyo. Anh ấy học cùng cấp với tôi, chúng tôi có mối quan hệ khá tốt. Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, anh ấy giảng dạy tại một trường đại học ở Hokkaido, Nhật Bản và trở thành công dân Nhật Bản.
Tôi còn có một bạn họ Vương cũng học cùng cấp với chúng tôi. Vương trôi dạt khắp nơi sau khi tốt nghiệp tiến sĩ, và cuối cùng định cư ở Chicago. Sau đó chúng tôi trở thành hàng xóm của nhau.
Năm 2006, Lưu cùng cả gia đình đến thăm Hoa Kỳ và ở lại nhà tôi 2 ngày. Thoáng chốc, đứa con trai yêu quý của anh ấy từ một đứa trẻ đỏ hỏn đã trở thành một chàng trai bảnh bao và tốt nghiệp Đại học Tohoku, Nhật Bản.
Tôi gọi Vương tới, 3 người cùng trò chuyện về quá khứ, và bất giác nhớ đến kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1977. Cha của Lưu là người thuộc nhóm “5 phần tử đen” (tức 5 thành phần địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phần tử xấu và phe cánh hữu trong Cách mạng Văn hóa.) Từ nhỏ Lưu đã thuộc “tầng lớp bần tiện”, tuy thông minh chăm chỉ, học giỏi nhất nhưng lại không được tiến cử vào các trường đại học.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 1977, Lưu là người duy nhất ở địa phương được trường nhận vào, điều này đã thay đổi cuộc đời của anh. Anh ấy nói với chúng tôi rằng nhờ đất nước cải cách mở cửa và khôi phục lại kỳ thi tuyển sinh đại học, anh ấy mới có cơ hội vào đại học. Anh chân thành biết ơn Chính phủ.
Vương hỏi anh ấy, ngày nay con trai anh được nhận vào Đại học Tohoku Nhật Bản và tốt nghiệp xuất sắc, anh cũng nên biết ơn Chính phủ Nhật Bản vì điều này chứ? Hai cha con liền đáp: “Sao lại nói vậy, không cần cảm ơn họ!”
Vương lại hỏi con trai của Lưu: Vậy con biết ơn ai nhất? Con trai của Lưu ngay lập tức trả lời: “Cảm ơn cha mẹ của con!”
Vương hỏi, hai cha con anh đều trúng tuyển đại học, đều là người biết tri ân, vì sao lại cảm ơn những người khác nhau? Lưu bất giác khựng lại đáp: “Tôi không biết, tôi chưa từng nghĩ về điều này.”
Sau đó, Vương giải thích lý do cho Lưu. Con trai anh lớn lên ở Nhật Bản, là công dân Nhật Bản, làm việc chăm chỉ, tạo ra của cải và đóng thuế đúng hạn, là những người đóng thuế hợp pháp.
Chính tiền thuế của các anh đã nuôi sống đất nước, nuôi sống các quan chức Chính phủ. Các anh đã làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân, do đó các anh là những người làm chủ đất nước. Đương nhiên các anh phải có quyền được hưởng những quyền con người cơ bản của một công dân, trong đó có quyền được học hành.
Quan chức Chính phủ chỉ là những nhân viên mà các anh thuê, là các anh đã thuê họ đến phục vụ mình, duy trì sự vận hành bình thường của xã hội. Vì vậy anh không cần phải cảm ơn những nhân viên mà mình đã thuê.
Điều này cũng đúng ở Trung Quốc. Chính sức lao động của các anh đã nuôi sống Chính phủ, tất nhiên anh phải có được những quyền cơ bản của con người mà mình đáng được hưởng. Không phải các anh nên cảm ơn Chính phủ, mà là Chính phủ nên cung cấp dịch vụ cho các anh như một lẽ đương nhiên.
Cách mạng Văn hóa đã đóng cửa các trường đại học trên cả nước trong 12 năm. Đây là một tội ác đối với đất nước Trung Quốc, một tội ác đối với nhân dân Trung Quốc và một tội ác đối với lịch sử Trung Quốc.
Cải cách và mở cửa đã ngăn chặn tội ác này. Khôi phục tuyển sinh đại học và trả lại các quyền vốn dĩ thuộc về công dân là một động thái tiến bộ đáng được biểu dương. Nhưng đó là công việc của Chính phủ, một công việc phục vụ tối thiểu, không phải là một ân điển.
Bởi giáo dục là quyền cơ bản của con người mà lẽ ra người dân Trung Quốc phải được hưởng. Sự khác biệt giữa anh và con trai anh là hai người có cách hiểu khác nhau về quyền con người. Một người cho rằng đó là những điều mình nên có, người kia lại cho rằng đó là ân điển do người khác ban cho.
Lưu đã rất sốc khi nghe điều này. Sau đó, anh ấy nhớ lại rằng đây là lần đầu tiên trong đời anh nghe nói rằng người dân Trung Quốc cũng nên được hưởng nhân quyền. Lưu ngại ngùng thừa nhận rằng trước đây anh ấy chưa bao giờ nghĩ về nhân quyền của mình.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…