Năm 1995-1996, Việt Nam chưa có Internet, mới chỉ có mạng TRÍ THUỆ VIỆT NAM, nhưng cũng đã thu hút được gần chục nghìn người dùng.
Vì chưa có Internet, giao lưu quốc tế ít, tài liệu, sách, báo không nhiều như bây giờ, nên có một bạn đã đưa lên diễn đàn câu hỏi sau: “Lớp tôi vừa họp lớp sau 10 năm ra trường, điều bất ngờ là những bạn thành công nhất, không phải là những bạn học giỏi nhất. Vậy do xã hội này bất công hay do những bạn ấy gặp may mắn?”. Câu hỏi ấy bây giờ rất dễ trả lời, vô vàn sách, báo, nhưng cách đây 20 năm thì ở Việt Nam quả là khó trả lời một cách thuyết phục.
Thành công, xã hội bất công hay may mắn, cứ luẩn quẩn trong đầu tôi, thế là từ đấy cứ có quyển sách nào, tài liệu nào lý giải về thành công là tôi sưu tầm, đọc, suy ngẫm và chiêm nghiệm. Từ năm 1998 tôi bắt đầu tổ chúc các buổi tọa đàm trong FIS, FPT về chủ đề THÀNH CÔNG.
Hoá ra trên thế giới từ 80 năm trước đã hình thành một môn gọi là THÀNH CÔNG HỌC và có rất nhiều NHÀ THÀNH CÔNG HỌC.
Có 3 trường phái THÀNH CÔNG HỌC như sau:
Từ năm 1912 người ta đã phát hiện ra chỉ số thông minh IQ (thông minh Logic) và trong suốt gần 80 năm người ta đồng nhất Thông minh với Thành công, nghĩa là người Thông minh sẽ Thành công và người Thành công là người Thông minh.
Thế nhưng trong cuộc sống người ta tìm thấy nhiều phản ví dụ: rất nhiều người rất thông minh, nhưng lại không thành công. Đến năm 1990 người ta tìm ra chỉ số thông minh cảm xúc EQ, chỉ số phản ánh khả năng thấu hiểu bản thân, thấu hiểu người khác, thấu hiểu xã hội, có khả năng thích nghi với môi trường sống, hoà hợp với tập thể, dễ dàng hợp tác, có khả năng chế ngự cảm xúc. Chỉ số EQ còn quan trọng hơn chỉ số IQ, nó là thành phần quan trọng nhất quyết định sự thành công của mỗi cá nhân.
Với chỉ số EQ, người ta lý giải được hầu hết các trường hợp thành công, thế nhưng trong thực tế cuộc sống vẫn còn nhiều người có chỉ số IQ và EQ cao mà vẫn không thành công. Đến năm 1997 người ta tìm ra chỉ số AQ là chỉ số vượt qua khó khăn. Rất nhiều người thông minh, tài giỏi nhưng chỉ một lần thất tình, một lần thất bại là sự nghiệp xuống dốc, họ không thể đứng dậy để làm lại, ngược lại người có khả năng vượt qua khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần thất bại là người có nhiều cơ hội thành công.
Trường phái này định nghĩa Thành công như sau:
THÀNH CÔNG = (HARDWARE + POS) x SIF
Trong đó: Hardware là yếu tố di truyền bao gồm trí tuệ và thể chất do bố mẹ sinh ra, không thay đổi. POS là sự nỗ lực của bản thân trong suốt cả cuộc đời. SIF là sự thấu hiểu bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của chính mình.
Theo trường phái này, sự thấu hiểu bản thân là vô cùng quan trọng, nó là hệ số nhân.
Theo trường phái này người ta cho rằng: “Nếu như trong vũ trụ có những qui luật Vật lý quyết định sự chuyển động của các sự vật, thì trong cuộc sống cũng có những qui luật quyết định sự thành công của mỗi cá nhân”.
Một trong 2 tỷ phú giầu nhất thế giới mọi thời đại Andrew Carnegie cùng Naponleon Hill, cộng sự của mình đã dành ra hơn 30 năm để phỏng vấn 5000 người thành công nhất, từ tỷ phú, chủ doanh nghiệp, các nhà phát minh sáng chế, các nhà hoạt động xã hội… đến Tổng thống Mỹ, để đúc kết ra những nguyên lý thành công trong cuộc sống.
Tiếp theo Andrew Carnegie và Napoleon Hill là Brian Tracy, Clement Stone, David Schwartz, John Maxwell, Steven Scott, Jack Canfield, đặc biệt là Donald Trump, ứng viên Tổng thống Mỹ cũng dành ra nhiều năm tháng quí báu trong cuộc đời mình để nghiên cứu về THÀNH CÔNG HỌC.
Tôi xin tóm tắt NGUYÊN LÝ THÀNH CÔNG của các nhà thành công học:
Cách nghĩ quyết định hành động và hành động quyết định thành công.
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…