Categories: Xã luậnBlog

‘Con ếch Việt Nam’

“Hội chứng ếch luộc” (Boiling frog) là cụm từ chỉ về việc một con ếch sẽ từ từ chết khi bị luộc trong nồi khi ta tăng nhiệt độ một cách từ từ mà không đột ngột để nó không phản ứng nhảy ra khỏi nồi nước sôi mặc dù không hề có nắp đậy hoặc trở ngại. Tại Việt Nam, có vô số “con ếch” như vậy đang sống dưới vỏ bọc con người.

(Ảnh: Shutterstock)

Những bài báo với tựa sau đã được công bố chính thức ra dân chúng, trong vòng nhiều năm: 80% ung thư xuất phát từ môi trường sống; Ô nhiễm gây đột quỵ; Ô nhiễm không khí có thể gây bệnh tim mạch; 200 nghìn người Việt tử vong vì bệnh tim mạch mỗi năm; Ô nhiễm không khí làm giảm chất lượng tinh trùng ở nam giới; Sảy thai vì môi trường ô nhiễm… Chúng nằm trong chuỗi logic về ô nhiễm môi trường. Hãy xem thật kỹ rồi tự nghĩ xem ô nhiễm sẽ dẫn đến điều gì sau 10-20 năm nữa. Bệnh tật và chết vẫn chưa đáng sợ so với thoái hóa giống tính bằng nhiều thế hệ. Cái nồi “luộc ếch” đã nóng lắm rồi. Hạ nhiệt nó bằng chính sự thay đổi hành vi của chúng ta để bảo vệ môi trường.

Có rất nhiều người im lặng trước bất công, trước cái ác, cái xấu, cái không đúng. Và im lặng trước ô nhiễm nữa. Họ có khác gì con ếch đang bị luộc từ từ đâu? Kể cả các chiến sĩ công an và quân đội, kể cả “tam trụ”, BCT hay UVTW Đảng, kể cả ĐBQH hay cử tri, nhân dân; cũng đều là “chúng sinh bình đẳng” trước nguy hiểm hiện nay và nguy cơ tương lai do ô nhiễm.

Tôi không ngại viết cảnh báo dự đoán về cuộc đếm xác sau 10 năm nữa. Cũng không ngại khẳng định ô nhiễm quốc gia đã vượt ngưỡng. Thậm chí cả điều nhạy cảm nhất là mâu thuẫn từ ô nhiễm có thể chấm dứt chế độ, tôi cũng không ngại viết. Bệnh tật, thoái hóa giống nòi là thứ đáng sợ nhất sẽ tìm đến tất cả chúng ta bởi sự thờ ơ của trước đây và hôm nay.

Một ví dụ cực nhỏ thôi: Người dân Vĩnh Tân- nơi từng 2 lần bạo loạn, coi việc các nhà máy nhiệt điện chạy lọc bụi tĩnh điện là hạnh phúc vì họ… thở được. Trong khi lọc bụi tĩnh điện là điều bắt buộc với bất cứ dự án nào. Dân Vĩnh Tân giờ quyết liệt yêu cầu công bố kết quả quan trắc môi trường nhiệt điện. Đó đơn giản là hành vi cầu tồn! Nhưng hành vi ấy sẽ cứu Khánh Hòa (nếu tính gió mùa Tây Nam) hay cứu một phần Lâm Đồng, một phần Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM đấy (nếu tính gió mùa Đông Bắc).

Nhìn rộng ra, tại Việt Nam đâu chỉ có Vĩnh Tân ô nhiễm!

Nhưng chúng ta có thể thay đổi thực trạng ngay từ hôm nay để hạn chế ô nhiễm, để con cháu chúng ta thấy rằng ông bà, cha mẹ chúng không vô cảm, thờ ơ.

Hoặc chấp nhận chết như những “con ếch”!

Ra nước ngoài là an toàn ư? Không đâu! Nó cũng tương tự như giàu có ở trong nước. Chẳng qua là có điều kiện chữa bệnh tốt hơn mà thôi. Có bao nhiêu năm tích tụ ô nhiễm, đồng nghĩa với tích tụ bệnh tật, thì ra nước ngoài sẽ chỉ là một hình thức “chạy trốn thực tại”.

Bỏ trốn và sống sót quãng đời còn lại ở Canada như Kim Cự chính là khởi đầu một bi kịch mới đấy!

Ông ta cũng chỉ là một “con ếch” tự tư!

Theo Facebook Nhà báo Mai Quốc Ấn

Xem thêm:

Mai Quốc Ấn

Published by
Mai Quốc Ấn

Recent Posts

Chuyên gia: Thường xuyên gặp ác mộng có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 3 lần

Khi mọi người gặp ác mộng, sẽ có một sự gia tăng đột ngột của…

41 phút ago

Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh quy định đào tạo tiến sĩ

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm tại TP.HCM, lấy ý kiến…

53 phút ago

Bé trai 1 tháng tuổi bị ngộ độc sái thuốc phiện

Thấy trẻ quấy khóc, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người nhà tin theo bài…

1 giờ ago

Cục Đường bộ yêu cầu cập nhật biển báo giao thông sau sáp nhập tỉnh

Cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ điều…

1 giờ ago

Mã vùng điện thoại cố định được điều chỉnh sau sáp nhập tỉnh

Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều chỉnh mã vùng điện thoại cố…

2 giờ ago

Mỹ và Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại: Gửi tín hiệu gì tới các nước châu Á?

Thỏa thuận này như một hồi chuông cảnh báo cho các quốc gia châu Á…

3 giờ ago