Categories: Xã luậnBlog

Người Trung Quốc: Sự khác biệt giữa bên trong và bên ngoài bức tường

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng vạn lý tường lửa để kiểm duyệt internet tại nước này khiến cho rất nhiều vấn đề ở thế giới bên trong và bên ngoài bức tường trở nên khác biệt. Một đề tài nóng hổi trên diễn đàn PinCong: “Những điều là bình thường bên ngoài bức tường, lại là những là điều không thể tưởng tượng nổi đối với những người bên trong bức tường?” đã thu hút rất nhiều lượt bình luận. Vậy những khác biệt đó là gì? Có thể liệt kê một số bình luận tiêu biểu dưới đây:

(Ảnh: Shutterstock)

1. Hành xử khi người khác bị ngã và cần sự giúp đỡ

Cư dân mạng @doubleplusungood duckspeaker kể chuyện: 

Tôi đã từng chứng kiến ​​một người đàn ông trung niên (không quá già) ngã xuống, phản ứng đầu tiên của những người xung quanh là đỡ ông ấy dậy. Nhân viên ở cửa hàng gần đó thậm chí còn dành cho ông ấy một chỗ ngồi trong cửa hàng. Không phải tôi nói rằng người dân bên trong tường lửa thiếu đạo đức, nhưng văn hóa sống người dân Trung Quốc Đại Lục đang rất đáng lo. Một người tử tế sau khi giúp đỡ ai đó thường sẽ trở thành mục tiêu bị tố cáo, do đó mọi người sẽ chỉ bo bo giữ mình, bảo vệ bản thân.

Ông già Trung Quốc ngã xuống cầu thang nhưng không ai dám giúp đỡ. (Ảnh chụp màn hình Sina Weibo)

2. Khái niệm về làm từ thiện, chơi thể thao mạo hiểm hay nghệ thuật

Cư dân mạng @C chia sẻ:

Ví dụ, người dân Trung Quốc Đại Lục nhìn thấy những người giàu có bên ngoài Đại Lục quyên góp từ thiện hết số tiền tiết kiệm cả đời của mình, họ có thể sẽ cảm thấy rất khó tin và tự hỏi “tại sao trên thế giới lại có những người ngu ngốc như vậy? Đã là 2021 còn có kẻ ngại mình có nhiều tiền quá sao???” Đối với các môn thể thao mạo hiểm, người dân bên trong tường lửa: “Đây là tự đi tìm cái chết mà, không biết tiếc cuộc sống”. Đối với mỹ thuật: “Đây mà cũng gọi là nghệ thuật? Đưa tôi 5 đồng, tôi sẽ cho bạn cả một tập!!”

3. Biểu tình và yêu nước

Cư dân mạng @Bánh ngọt Bát tử cao nhận định:

Về biểu tình. Nhìn chung, biểu tình ôn hòa là phổ biến nhất, nhưng trong mắt người dân Trung Quốc là phản kháng, phản động.

Ở nước ngoài, một số phụ huynh đưa con cái tham gia biểu tình để dạy con đánh giá cao quyền công dân, có thể đây là hoạt động chung ngày Chủ nhật của cha mẹ và con cái. Nhưng trong suy nghĩ của người dân Trung Quốc, họ cảm thấy rằng không thể đưa trẻ em đi biểu tình hoặc là cha mẹ đang dạy hư những đứa trẻ.

Về yêu nước, yêu nước là phải có đạo đức cao cả, không thể không yêu nước, nếu bạn cảm thấy không yêu nước là đã bị tư tưởng phương Tây tẩy não. 

Trong mắt những người dân bị phong bế bên trong tường lửa, diễu hành trên đường cũng bị đánh đồng với nổi loạn, phản động, rõ ràng là có thể ăn ngon uống ngọt, nhưng đây là không muốn sống nữa rồi, phải ra đường gây chuyện, tiếp sau là một bộ các thứ “dù sao thì ‘quả đấm thép’ cũng không đụng tới mình, người ta có gặp xui xẻo ta vẫn vui,” cứ như là đang đi xem chuyện gì náo nhiệt vậy.

4. Trong nước xấu, bên ngoài còn xấu tệ hơn

Cư dân mạng @Zha Chang bình luận:

(Người bên trong tường lửa sẽ nói), thực ra cũng có gì là không thể tưởng tượng nổi, dù sao thì hiện trạng quốc tế với những chuyện tồi tệ cũng đang càng ngày càng nghiêm trọng.

Bạn mà nhắc đến bình đẳng nam nữ, tôi sẽ nói cho bạn chuyện người châu Phi cắt bao quy đầu. Bạn mà nói đến chuyện có thể chế nhạo lãnh đạo quốc gia bằng loạt bài đăng, tôi sẽ nói với bạn rằng cứ thử đi chế giễu nhà vua Thái Lan xem, thể nào cũng sẽ bị bỏ tù. Bạn mà nói giang sơn thổ phỉ cộng sản đỏ toàn chuyện “vĩ đại”, thì chuyện gia tộc nhà họ Kim ở sát vách bên cạnh kia mới là ngạo mạn. Tự do dân chủ ư? Mỹ lại nổi dịch lên kia kìa. Quyền công dân ư? Vậy thì đến Ukraine xem “tự do dân chủ” của các bạn, hoặc là sang Đài Loan xem Quốc hội đánh nhau. Tam quyền phân lập ư? Cũng như trên thôi, lại đưa Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Đức… ra để nói.

5. Bình luận của cư dân mạng Rabbitisme:

Người ở ngoài bức tường không thể hiểu được giáo dục hạnh phúc (là phương pháp giúp trẻ tìm thấy hạnh phúc và hứng thú trong học tập): Giáo dục cũng không có gì hạnh phúc. Không thể đánh con ư, Gấu con (chỉ trẻ nghịch ngợm phá phách) thì phải đánh chứ. Bản thân có con mà lại nhận con nuôi, nhận con nuôi lại còn là trẻ tàn tật, không phải là để kiếm trợ cấp từ nhà nước sao?

Bầu cử hỗn loạn: Các bạn cứ dân chủ đi nhé!

Diễu hành: Ăn no rảnh việc rồi đi gây sự.

6. Vào siêu thị

Cư dân mạng @thamlang:

Điều khiến cho người bên ngoài bức tường có thể mang túi vào siêu thị mà không cần phải đến quầy ký gửi túi, còn khi vào siêu thị ở Trung Quốc, thì tất nhiên phải gửi chỗ quầy rồi?

7. Cuộc sống đời thường

Cư dân mạng @Vườn Babylon chia sẻ:

Nhiều chi tiết trong cuộc sống: Ví dụ như việc mỉm cười với một người lạ và nói xin chào, nếu ở Trung Quốc mà làm điều này, hẳn là người ta sẽ nghĩ rằng bạn có bệnh. Ngoài ra, khi nói đến thanh toán di động, tôi thấy nhiều người không biết rằng mức độ phổ biến của thẻ tín dụng nước ngoài là rất cao. Gần 98% các cửa hàng và quầy hàng sẽ có máy POS. Trong lĩnh vực chính trị thì khỏi phải nói, chuyện đùa giỡn với lãnh đạo, viết bài rap, chửi thẳng mặt,… ‘tiểu phấn hồng’ mà nhìn thấy khả năng là sẽ ngất xỉu tại chỗ!

8. Bình luận của cư dân mạng @Winniemposystem:

Làm nô lệ quỳ gối quá lâu không đứng dậy nổi, chỉ có thể bò, trườn nên nhìn người đứng, người đi là chuyện lạ.

9. Chính quyền làm giả số liệu

Cư dân mạng @Mèo con xem PC chia sẻ:

Người nước ngoài không hiểu tại sao số người chết của Trung Quốc lại bị làm giả, ví dụ như lũ lụt, động đất không phải là “nồi” (vấn đề) của chính phủ thì tại sao chính phủ lại phải tự làm sai lệch? Đừng nói người nước ngoài, đến tôi còn không hiểu được. Xung đột Trung-Ấn, có bao nhiêu người chết thì báo cáo bây nhiêu người chứ, giấu giếm thì có ý nghĩa gì? Khác biệt giữa 4 và 40 là bao nhiêu?

10. Kiểm duyệt

Cư dân mạng @vip0144 kể chuyện:

Đùa với lãnh đạo quốc gia, đúng là nói đùa mà. Trên trang Bilibili có bao nhiêu là video biếm họa Obama, Trump thành như mấy con ma, con vật, nhưng bạn đã thấy người Mỹ nào trở nên tức giận vì xấu hổ chưa? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thì khỏi nói đến video biếm họa. Ngay cả một số chế nhạo vui không có ác ý gì cũng không được (phép). Trước đây, có một đầu bếp ở Bilibili dáng dấp trông rất giống ông Tập Cận Bình. Ai cũng có thể chế giễu dưới phần bình luận của anh ấy. Đó đều là những chế nhạo vui: Việc quản lý một quốc gia lớn cũng giống như nấu thực phẩm tươi sống vậy, rất là vất vả rồi!; Đề nghị đầu bếp Thái nên thay đổi kiểu tóc, nhưng giữ lại phần sau nhé; Đầu bếp lần sau có thể mặc âu phục nấu ăn không?… Đầu bếp Thái hàng ngày phải xử lý rất nhiều công việc, anh ấy còn phải cập nhật video cho chúng tôi. Đó là một công việc vất vả. Những lời này, ngay cả những người thành kính cũng không thể chê trách được, họ không xúc phạm Tập Cận Bình, cũng không xúc phạm đầu bếp. Không có nội dung thiếu văn minh và thô tục. Nhưng những câu đùa nhỏ này, gửi một câu liền bị xóa một câu. Những cái nghiêm trọng hơn chút thậm chí còn bị dán nhãn. Excuse me? Người bình thường sẽ không nghĩ rằng chế độ này đúng đắn, phải không!

11. Bình luận của cư dân mạng @Trương Nhị Bá:

Tôi có thể viết ra một đống thứ… Những điều dưới đây đều là những điều bình thường bên ngoài bức tường, nhưng lại là những điều không tưởng ở đất nước bên trong bức tường: đỡ người già, mắng chính phủ, nhạo báng lãnh đạo, thực phẩm an toàn, sữa bột an toàn, vắc-xin không bị làm giả, sữa an toàn, không có bện viện kiểu Phủ Điền (loạt bệnh viện dính bê bối ở Trung Quốc), không phải e sợ nhân viên chấp pháp, không phải né tránh những từ ngữ nhạy cảm khi đăng bài viết, biểu thị lời yêu cầu hợp lý, kiện quan chức, không đánh trẻ nhỏ, đối xử bình đẳng với trẻ nhỏ, trẻ nhỏ không cần còng lưng vác ba lô sách đến trường, không chóp chép miệng, không gây ồn ào nơi công cộng, xếp hàng trật tự, không hút thuốc nơi công cộng, chất vấn số quân nhân tử vong, chất vấn kiểm soát dịch bệnh, mít-tinh và diễu hành, đoàn thể, hiệp hội tự do, tự do xuất bản, không có hệ thống kiểm duyệt, xem các chương trình không bị kiểm duyệt, không cần chạy vạy cả đời để có nhà ở, chế độ làm việc 8 tiếng, nghỉ ngơi cuối tuần, có tiền làm thêm giờ, được đi khám bệnh, không có thầy mo thuốc bắc, có công đoàn bảo vệ lợi ích của người lao động, hệ thống giáo dục dựa trên việc đào tạo những người tử tế, tự do tín ngưỡng tôn giáo, tự do di cư, quyền bầu cử, quyền được ứng cử, quyền phản đối, can đảm làm điều đúng và thưởng thức nghệ thuật quyến rũ, đăng ký vào YouTube và các trang web khác, kết hôn với người mình thực sự yêu, không bị quản lý bởi kế hoạch hóa gia đình, xách túi nhựa đứng trước xe tăng (như hình ảnh chàng trai dũng cảm hôm ĐCSTQ tàn sát đẫm máu học sinh sinh viên ngày 4/6/1989 tại quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh), uống thỏa thích một chai Sprite 2 lít ở quảng trường lớn nhất đất nước, bạn có thể ở trên đường phố và cosplay thành gấu Winnie (hình ảnh gấu Winnie bị cấm ở Trung Quốc vì trông giống ông Tập Cận Bình).

12. Bình luận của cư dân mạng @Kalinka:

Sự tin tưởng và thiện chí đơn thuần giữa người với người là thứ xa xỉ bên trong bức tường.

Giang Tuyết, Vision Times

Xem thêm:

Giang Tuyết

Published by
Giang Tuyết

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

30 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

39 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

48 phút ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

58 phút ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

1 giờ ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

2 giờ ago