Thương biển của người

Hôm nay những đoạn video có sóng trắng xóa xây thành phía ngoài khơi, rồi ập vào trong tiếng la hét của những người ở hiện trường chạy khỏi sự tàn phá không thể cưỡng lại.

Sóng thần ở Palu, Sulawesi. (Ảnh chụp từ video)

Ở Indonesia gần 5 tháng trời, những ám ảnh đại dương hiện diện trong mắt người trò chuyện.

Ustad, chủ nhà, một buổi tối chạy xe máy ra bờ biển, nhìn thấy tôi đang đi dạo, anh nói: Đêm nay có cảnh báo sóng thần. Buổi tối có gì nhớ nghe tiếng kẻng.

Mỗi đoạn trong làng đều có chòi canh với kẻng gỗ. Đó là trạm báo sóng thần, khi tất cả radio, điện thoại, sóng, TV có thể bị hủy hoại hoàn toàn, dân làng sẽ sử dụng kẻng.

Khi đã ở làng gần 2 tháng, trong một chiều đi bộ, tôi lạc vào nghĩa trang. Một mảnh đất nhỏ xíu với những bia mộ con con. Người Hồi Giáo không có thói quen làm lăng mộ to ở những ngôi làng như vậy. Nhưng ngay sau nghĩa trang, là đường hẹp dẫn lên một quả đồi. Và khối đất khổng lồ đó cứ dài thêm và cao thêm mãi, đẩy người vào một không gian bí mật che phủ bởi những tàng cây dày đặc xanh biếc. Đó là đường lên đồi tránh sóng thần.

(Ảnh: Khải Đơn)

Quả đồi nằm im như một con khủng long khổng lồ, chỉ đợi đến khi thiên nhiên gọi mới ngửa cổ gầm lên lời hiện diện.

Tại những huyện ven biển West Java, bất kỳ chỗ nào cũng có đường tránh sóng thần. Mọi quả đồi không bị san phẳng mà gia cố, giữ nguyên, thêm đường mòn. Đó là cách người Indonesia tự vệ.

Họ là người đại dương. Đêm đêm thầm thì nghe biển trở mình. Tiếng sóng là nhịp của ngày cưỡi thuyền theo sóng đi tìm cá . Và tiếng sóng, có thể gọi họ về đáy biển trong một hơi thở dài: như cơn sóng thần quét qua sau trận động đất ồn ào. Indonesia dạy tôi về đối thoại với biển. Từ kết giao không lời mà người đánh cá hiểu được qua con sóng dập dềnh hay sắc sảo. Từ ánh mắt phiền não của làn cá đang liếc nhìn đáy thuyền từ vực nước xanh, đến việc biết dừng để hiểu đại dương là một hiện thực không hề khoan nhượng hay nương tay.

“Họ là người đại dương…” (Ảnh: Khải Đơn)

Trong vòng 5 tháng, tôi rời Bali ngay trước cơn động đất ở Lombok đầu tiên, khi đó West Java cảnh báo sóng thần. Và tiếp đến là 15.000 người chết trên đống đổ nát bé xíu giữa biển – cả hòn đảo bị nâng cao lên vài inches.

Và khi tôi rời West Java, người chủ nhà gửi tin nhắn nói Sulawsi mới có động đất. Chỉ sau một ngày 384 người thiệt mạng. Đoạn video có tiếng Bahasa gọi nhau chạy từ một tòa nhà trên cao, rồi sập tối đen khi sóng ập như dội hiện thực vào tất cả mơ màng ta từng vẽ lên về đảo.

Indonesia chứa trong mình một thiên nhiên xanh biếc khiến người run rẩy vì xúc động trước sự lộng lẫy khó gì tả xiết. Và sự kỳ diệu đó cũng có thể bóp vỡ tâm hồn người, thành thật và tàn bạo nhất có thể.

Như buổi tối nay, tôi bần thần tưởng như mình đứng trước đại dương trắng xóa – và chẳng có quyền trở về…

Theo Facebook Nhà văn, người viết tự do Khải Đơn

Xem thêm:

Khải Đơn

Published by
Khải Đơn

Recent Posts

Đề xuất đưa vàng mã, túi nilon vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…

1 giờ ago

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Ngãi bị kỷ luật khiển trách

Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…

2 giờ ago

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

3 giờ ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

4 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

5 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

6 giờ ago